Bóc tách khối u 4 cm hình móng ngựa ở thực quản

Đầu tháng 4, chị Nguyễn Thị Kim Hoa (39 tuổi, Đồng Tháp) đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng (Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) nhận thấy các triệu chứng bất thường của người bệnh nên chỉ định nội soi, chụp chiếu cần thiết. Kết quả cho thấy một khối u nằm dưới lớp niêm mạc thực quản (u dưới niêm thực quản) với hình dáng giống móng ngựa, kích thước 4,2 x 2,1 cm.

Theo bác sĩ, đây là khối u ít gặp, chiếm dưới 1% các trường hợp u thực quản. Trong số này thì khoảng 90% lành tính và các trường hợp còn lại là u ác như u mô đệm, u cơ trơn trung mô… Trường hợp lành tính tuy không đáng lo ngại nhưng vẫn cần phẫu thuật loại bỏ. Vì nếu khối u phát triển, lớn dần sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn thức ăn và chất lỏng đến dạ dày hoặc chèn ép lên các cơ quan khác xung quanh.

Ê kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Hùng, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái (Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa) nội soi bóc tách khối u trong hơn 2 giờ. Khối u có hình dáng phức tạp, lại ôm xung quanh lòng thực quản nên ca mổ khó khăn. Các bác sĩ thành công bóc tách hoàn toàn khối u, đảm bảo không làm thủng lớp trong cùng của thực quản (lớp niêm mạc) mà không cần cắt thực quản.

Đọc thêm:  Khuyết mệnh học là gì? Cách tính mệnh khuyết theo bát tự

Hậu phẫu, sức khỏe của người bệnh ổn định; có thể ngồi dậy, đi lại, ăn cháo loãng, giảm các triệu chứng trước đó và xuất viện 3 ngày sau. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị tiếp theo dựa vào kết quả sinh thiết khối u. Nếu khối u ác tính, tùy loại và mức độ mà người bệnh cần hóa trị hỗ trợ hay chỉ cần theo dõi.

Chị Hoa có thể ngồi dậy, ăn cháo sau 3 ngày phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Quốc Thái, trong các trường hợp u dưới niêm thực quản, u cơ trơn lành tính chiếm khoảng 70-80%, gặp ở nam nhiều hơn nữ, thường là độ tuổi 20-50. Trong đó, 80% u cơ trơn xuất hiện ở 1/3 ở giữa và dưới, 20% là ở trên thực quản. Như trường hợp của chị Hoa là ở 1/3 giữa dưới thực quản.

Thông thường, u niêm mạc không có triệu chứng rõ ràng. Nếu khối u lớn có thể gây khó nuốt hoặc nuốt nghẹn, thức ăn bị kẹt ở phía sau cổ họng, trào ngược lên đột ngột cùng dịch dạ dày, ợ nóng, khó chịu… Nhiều người tình cờ phát hiện khối u qua nội soi dạ dày hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Bác sĩ Thái (trái) và bác sĩ Hùng (giữa) thực hiện phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người thường xuyên bị đầy hơi, tức vùng ngực hoặc thượng vị (ở trên rốn) nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Đọc thêm:  Ý nghĩa hình xăm maori, 60+ mẫu hình xăm maori đẹp

Theo bác sĩ Hùng, u dưới niêm đường tiêu hóa có thể can thiệp bóc u bằng nội soi tiêu hóa (bóc tách dưới niêm mạc), cắt hay bóc u qua phẫu thuật nội soi hoặc kết hợp nội soi và phẫu thuật nội soi. Đây đều là các phương pháp ít xâm lấn, giúp người bệnh hồi phục nhanh, giải quyết các triệu chứng của người bệnh.

Quyên Phan

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button