Bệnh gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh gout là một trong những căn bệnh gây ám ảnh cho nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.

Axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh gout, một dạng viêm khớp do thận yếu không thể đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách ngừa căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn gọi là gút, thống phong, xảy ra ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm hiện tượng sưng đỏ cũng như khiến người bệnh khó đi lại do bị đau.

Bệnh Gout hay còn gọi là gút, thống phong, xảy ra ở các khớp ngón chânBệnh Gout hay còn gọi là gút, thống phong, xảy ra ở các khớp ngón chân

Đây là căn bệnh khá phổ biến, cứ 100 người trưởng thành sẽ có 2 đến 5 người mắc căn bệnh này, không phải chỉ có đàn ông mới bị như quan niệm trước đây, mà phụ nữ cũng có thể mắc bệnh, nhất là phụ nữ mãn kinh, do nhiều nguyên do khác nhau như lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống,…

Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)

Thông thường, mức axit uric ổn định ở nam giới là 210 – 420 mmol/L và 150 – 350 mmol/L đối với nữ giới. Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, thận không thể đào thải hết, dẫn đến acid uric tích tụ trong khớp nhiều năm và hình thành các tinh thể sắt nhỏ, cứng, gây ma sát với màng hoạt dịch từ đó gây sưng, đau đớn.

Axit uric tích tụ nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh goutAxit uric tích tụ nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh gout

Axit uric thường tồn tại trong thực phẩm như hải sản, thịt ở dạng purine, mỗi thực phẩm sẽ có hàm lượng purin khác nhau. Khi tiêu thụ purin, cơ thể sẽ sản sinh ra axit uric, tiêu thụ nhiều thì khả năng axit uric tồn đọng càng nhiều. Đa phần, bệnh nhân nam giới trên độ tuổi 40 thường có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh thì rất dễ bị bệnh gout.

Nguyên nhân thứ phát

Do điều trị một số bệnh khác cũng gây ra bệnh goutDo điều trị một số bệnh khác cũng gây ra bệnh gout

Đọc thêm:  10 quán bánh bèo ngon nhất ở Vũng Tàu có giá rẻ bình dân

Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn đến bệnh gout còn có thể do mắc một số căn bệnh khác như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Triệu chứng của bệnh gout

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng, trường hợp này được gọi là tăng axit uric máu. Sau thời gian thì nồng độ này sẽ tích tụ thành các tinh thể urat gây các cơn đau khớp đột ngột, dữ dội âm ỉ, thường xuất hiện vào ban đêm. Dưới đây là một số biểu hiện của căn bệnh này.

Người bệnh gout thường bị đau đớn dữ dội ở các ngón chânNgười bệnh gout thường bị đau đớn dữ dội ở các ngón chân

  • Đau khớp dữ dội: Đau ở các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay,…tần suất xảy ra ít hơn nhưng đau đớn nghiêm trọng trong 4 đến 12 giờ đầu sau khi phát tác.
  • Đau âm ỉ, kéo dài: Đau đớn theo từng đợt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó trong vài ngày hay vài tuần rồi tăng dần tần suất.
  • Viêm sưng, tấy đỏ: Biểu hiện ở các khớp bị sưng, nóng và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khó cử động khớp hay di chuyển bình thường.

Các đối tượng có nguy cơ bị gout

Những ai có nguy cơ bị bệnh gout chắc hẳn sẽ là điều mà nhiều người quan tâm, tuy nhiên do mức độ phổ biến và trẻ hóa nên khả năng mắc bệnh ngày càng tăng cao như:

Các đối tượng có nguy cơ bị goutCác đối tượng có nguy cơ bị gout

  • Nam giới sau 40 tuổi: Đây là lứa tuổi dễ bị bệnh gout do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh: Rối loạn nội tiết tố estrogen khiến chức năng thận suy yếu, kết hợp với lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu, bia sẽ dễ mắc bệnh hơn.
  • Do di truyền: Bệnh gout liên quan đến 5 loại gen di truyền, người trong gia đình bị bệnh gout thì có khả năng những thành viên trong nhà sẽ mắc bệnh gout cao hơn người bình thường.
  • Lối sống không lành mạnh: Tiêu thụ rượu bia nhiều sẽ làm cơ thể khó đào thải axit uric và chế độ ăn nhiều purin sẽ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, dễ gây ra bệnh gout.
  • Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
  • Thừa cân, béo phì: Đây là thể trạng dễ bị mắc bệnh gout do mô cơ thể luân chuyển hơn làm việc sản xuất axit uric chuyển hóa ở dạng chất thải, nồng độ chất béo cao hơn cũng sản xuất ra các cytokine gây viêm.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Chức năng thận bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến việc đào thải chất thải của cơ thể, dẫn nồng độ axit uric tăng cao, khiến cơ thể có nguy cơ bị bệnh gout hay tăng huyết áp, tiểu đường…
Đọc thêm:  Những trào lưu khiến TikTok rơi vào ‘tầm ngắm’

Phương pháp điều trị bệnh gout

Hiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh gout, chỉ có thể kiểm soát được tình trạng bằng cách khám và dùng thuốc chuyên dụng cùng chế độ ăn uống hợp lý để giảm triệu chứng của bệnh:

Hiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh goutHiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh gout

  • Thuốc có tác dụng giảm đau và viêm như thuốc colchicine hay thuốc allopuriod có tác dụng ức chế sự hình thành axit uric trong máu; các thuốc kháng viêm không steroid; các thuốc giảm đau khác được bác sĩ cân nhắc phê duyệt.
  • Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, tránh các thực phẩm chứa chất purin cao như hải sản, nội tạng động vật,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, giảm cân, kiêng thuốc lá và rượu bia, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat, cũng như luôn giữ tinh thần lạc quan, hạn chế bị stress,…
  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải dịch dư thừa từ thận, giảm triệu chứng sưng viêm bằng cách dùng chườm lạnh.
  • Nếu bị viêm khớp nặng, kéo dài thì thường sẽ được chỉ định liệu pháp phẫu thuật nội soi bằng cách cắt bớt bao hoạt dịch của khớp. Nếu khớp bị hư hoàn toàn, có thể phẫu thuật để thay khớp bằng khớp nhân tạo.

Cách phòng ngừa bệnh gout

Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất chính là xây dựng một chế độ sinh hoạt tốt, nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử bệnh gout thì các bạn nên chú ý một số điều sau:

Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất chính là xây dựng một chế độ sinh hoạt tốtCách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhất chính là xây dựng một chế độ sinh hoạt tốt

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các thực phẩm chứa purine cao, hạn chế bia, rượu mạnh, các loại nước có gas.
  • Luyện tập thể dục, kiểm soát cân nặng giúp giảm tình trạng tăng axit uric và giảm sức ép lên các khớp.
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh gout

Bệnh gút có hết không? Có thể điều trị dứt điểm không?

Hiện nay chưa có cách trị bệnh gout dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng và nồng độ axit uric có trong máu ổn định, tránh bệnh tiến triển xấu thêm.

Đọc thêm:  Bỏ túi 6 mẹo để mặc váy body không lộ bụng, giúp nàng tự tin khoe dáng

Bệnh nhân có thể sống khỏe mạnh nếu thực hiện đúng phác đồ điều trị, kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Hiện nay chưa có cách trị bệnh gout dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát các triệu chứngHiện nay chưa có cách trị bệnh gout dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng

Gout và hạt Tophi có liên quan như thế nào?

Người bị gout có hạt Tophi quanh bộ phận trên thì cơ thể đã rất nguy hiểmNgười bị gout có hạt Tophi quanh bộ phận trên thì cơ thể đã rất nguy hiểm

Hạt Tophi xuất hiện khi người bị gout ở giai đoạn mãn tính, hình dạng cục, khối u màu vàng hoặc trắng quanh các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối,…lúc này hàm lượng axit uric trong cơ thể không kiểm soát được.

Vì vậy, có thể nói khi người bị gout có hạt Tophi quanh bộ phận trên, thậm chí ở khớp, dây chằng, trong cơ và cả trong thận thì cơ thể đã rất nguy hiểm, có nguy cơ tàn phế rất cao.

Bệnh thường gây đau ở vị trí nào?

Bệnh gout xảy ra đột ngột, dữ dội, nhất là vào ban đêm cỡ 2 giờ sángBệnh gout xảy ra đột ngột, dữ dội, nhất là vào ban đêm cỡ 2 giờ sáng

Thông thường, bệnh gout xảy ra đột ngột, dữ dội, nhất là vào ban đêm cỡ 2 giờ sáng sẽ xảy ra những cơn đau nhói ở ngón chân cái hay gót chân, bắp chân, mắt cá chân, kèm theo cảm giác ớn lạnh, rùng mình và sốt nhẹ. Cơn đau diễn ra từng đợt với mức độ tăng dần, người bệnh đau đớn không chịu được.

Người bị bệnh gút sống được bao lâu?

Bệnh nhân gout vẫn sống khỏe nếu điều trị đúngBệnh nhân gout vẫn sống khỏe nếu điều trị đúng

Nồng độ axit uric trong máu tương quan với tình trạng bệnh tình của người bị gout, bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh nhiều năm, thậm chí khoảng 10 năm. Căn bệnh gây nhiều khó khăn, đau đớn, thậm chí có nguy cơ tàn phế và tử vong nếu không điều trị đúng cách và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nếu người bệnh có lối sống lành mạnh, điều trị đúng phác đồ và chỉ dẫn của bác sĩ, đa phần bệnh nhân phải duy trì uống thuốc khi chưa xuất hiện hạt Tophi và 6 tháng nếu xuất hiện hạt Tophi.

Bên trên là những thông tin về căn bệnh gout cũng như những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Mong qua bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ về căn bệnh dễ mắc này cũng như tạo dựng lối sống lành mạnh để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguồn: Bệnh viện Tâm Anh

Tham khảo một số sản phẩm trái cây đang có bán tại th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button