Bảng tính hao mòn tài sản cố định Mẫu sổ sách kế toán mới nhất

Bảng tính hao mòn tài sản cố định dùng để tính hao mòn của từng tài sản cố định làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký – Sổ Cái.

Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.

Hướng dẫn lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định

1. Mục đích

Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng để tính hao mòn của từng TSCĐ làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký- Sổ Cái (Nợ TK 466/ Có TK 214).

2. Căn cứ và phương pháp ghi s

– Năm đầu tiên căn cứ vào số liệu trên Sổ tài sản cố định để lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Từ các năm sau căn cứ vào Bảng tính hao mòn năm trước vào số tăng, giảm tài sản và hao mòn TSCĐ để tính ra mức hao mòn năm sau

– Ghi theo từng loại tài sản: Nhà cửa, vật kiến trúc… ghi hết loại này ghi sang loại khác, ghi hết 1 loại phải cộng phía dưới và để cách ra vài dòng.

– Mỗi TSCĐ ở diện tính hao mòn được ghi 1 dòng.

– Cột A: Ghi số thứ tự từng TSCĐ được tính hao mòn

Đọc thêm:  Giáo án luyện chữ đẹp 12 buổi Giáo án luyện viết chữ dành cho học sinh tiểu học

– Cột B: Ghi tên từng loại TSCĐ và đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ

– Cột C: Ghi số hiệu của TSCĐ

– Cột 1: Ghi nguyên giá của TSCĐ

– Cột 2: Ghi tỷ lệ hao mòn

– Cột 3 : Ghi số hao mòn

Cột 3 = Cột 1 x Cột 2 hoặc lấy số liệu ở Cột 3 “Số tiền hao mòn 1 năm” của Sổ tài sản cố định

– Cột D: Ghi chú

– Sau khi ghi hết những tài sản ở diện phải tính hao mòn trong năm, cộng số tiền ở cột 3 để ghi vào tài khoản tổng hợp trên Nhật ký- Sổ Cái theo bút toán Nợ TK 466/Có TK 214 và ghi số hao mòn của từng tài sản vào cột hao mòn của từng tài sản theo từng năm (phần theo dõi hao mòn) trên Sổ tài sản cố định.

– Sang năm sau Bảng tính hao mòn được lập bằng cách sao chụp Bảng tính hao mòn của năm trước, bổ sung thêm những tài sản mới tăng trong năm, những TSCĐ giảm thì gạch bỏ sau đó cộng lại từng loại và tổng cộng tất cả các loại TSCĐ, ghi ngày, tháng, ký tên vào Bảng tính hao mòn của năm sau.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button