Ăn trái vải thả ga không lo nóng trong người nếu biết những điều này

Hiện đã đến mùa trái vải, vì vậy đây chính là loại quả được nhiều người lựa chọn để ăn vào những ngày gần đây. Hầu hết mọi người ai cũng biết loại quả này sẽ gây nóng cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Vậy làm cách nào để ăn vải mà không bị nóng trong người? Hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu ngay nào!

Một số mẹo ăn trái vải không bị nóng trong người

Ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cho biết khi ăn trái vải, chúng ta có thể ăn luôn lớp màng trắng bọc ngoài để giảm nóng trong người.

Lớp màng trắng là lớp màng bọc bên ngoài cơm vải khi bóc vỏ cứng ra. Khi ăn vải và cả lớp màng này, cơ thể sẽ hạn chế sinh nhiệt. Tuy có vị hơi chát nhưng nếu ăn cùng với cơm vải thì sẽ thấy ngon và ngọt hơn bạn nhé!

Ăn trái vải thả ga không lo nóng trong người nếu biết những điều nàyĂn cả lớp màng trắng bọc ngoài

Trước khi ăn vải uống chút nước muối hoặc ngâm vải qua muối

Để hạn chế việc bị nóng trong người do ăn vải, bạn có thể uống chút nước có thêm muối, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh, trà thảo mộc lạnh,… trước khi ăn vải. Bên cạnh đó, nếu ăn vải sau khi ăn cơm, cơ thể bạn sẽ tích trữ một lượng muối qua thức ăn nên sẽ không lo việc bị nóng trong người nữa.

Đọc thêm:  Tổng hợp 6 phím tắt rename file trên máy tính, laptop Windows 7, 8, 10

Một cách khác bạn cũng có thể thử chính là ngâm phần quả vải chỉ còn cùi vào nước muối loãng khoảng 1 tiếng. Bạn cũng có thể vớt ra cho vào hộp bảo quản kín rồi để ngăn đá tủ lạnh và lấy ra ăn bất cứ khi nào muốn.

Trước khi ăn vải uống chút nước muối hoặc ngâm vải qua muốiTrước khi ăn vải uống chút nước muối hoặc ngâm vải qua muối

Không ăn quá nhiều vải một lúc

Nếu ăn quá nhiều vải một lúc bạn sẽ có thể có các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, toát mồ hôi, tim đập nhanh, cổ họng khô rát,… Vì vậy, với người lớn chỉ nên ăn khoảng 10 trái, còn trẻ nhỏ chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả trong một lần.

Đặc biệt, người mắc các bệnh như tiểu đường, thủy đậu, lẹo mắt, rôm sảy cần hạn chế tối đa việc ăn vải để tránh gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Không ăn quá nhiều vải một lúcKhông ăn quá nhiều vải một lúc

Cách xử lý khi ăn trái vải bị ngộ độc

Nếu ăn quá nhiều vải, một lượng lớn đường sẽ được hấp thụ vào máu, khả năng hấp thu của gan cũng sẽ bị vượt quá mức cho phép dẫn đến việc bị hạ nồng độ đường trong máu gây nên triệu chứng “say vải”. Chính vì thế, cách xử lý tốt nhất lúc này chính là bổ sung 1 ly nước đường vào cơ thể bạn nhé!

Cách xử lý khi ăn trái vải bị ngộ độcCách xử lý khi ăn trái vải bị ngộ độc

Đọc thêm:  Chuyển YouTube sang MP3, tải nhạc Youtube không cần phần mềm

Trên đây là bài viết mách cho bạn những cách để hạn chế sinh nhiệt khi ăn quả vải mà th-thule-badinh-hanoi.edu.vn giới thiệu đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thể an tâm thưởng thức loại trái cây hấp dẫn này hơn nhé!

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button