6 cách chữa bệnh chàm tại nhà an toàn giúp bạn nhanh khỏi

Bệnh chàm là tình trạng phát ban da đỏ, khô, ngứa làm tổn thương đặc tính bảo vệ của da. Bệnh này làm cho lớp ngoài cùng của cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm trùng. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về cách chữa bệnh chàm tại nhà nhé!

Dùng bột yến mạch dạng keo

Bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Chúng có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên.

Bột yến mạch keo được tìm thấy trong nhiều loại sữa tắm và sữa dưỡng thể. Tiến sĩ Anthony cho biết chúng có thể giúp làm dịu triệu chứng viêm của bệnh chàm, có thể hữu ích cho một số người.[1]

6 cách chữa bệnh chàm tại nhà an toàn giúp bạn nhanh khỏi

Tắm thuốc tẩy pha loãng

Một số người tin rằng tắm trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng sẽ giết chết vi khuẩn Staphylococcus aureus sống trên da, làm giảm các triệu chứng bệnh chàm và các triệu chứng nhiễm trùng.

Hiệp hội Eczema Quốc gia gợi ý rằng tắm bằng thuốc tẩy có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm đối với một số người. [2]

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017, cho thấy rằng tắm bằng thuốc tẩy không hiệu quả hơn khi tắm với nước thông thường trong khoảng thời gian 4 tuần. Vấn đề này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể biết được chính xác phương pháp điều trị này có thực sự hiệu quả hay không. [3]

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công 3 Dàn ý & 23 mẫu bài văn mẫu lớp 7

Viêm da do chàm gây đau, ngứa cho người bệnh

Thêm giấm táo vào nước tắm

Giấm táo chứa axit axetic và các loại vitamin như vitamin B và vitamin C. Các hoạt chất trong giấm táo giúp cách cân bằng lại nồng độ axit của da và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột năm 2016 cho thấy việc thoa kem làm từ giấm giúp duy trì độ pH của da và ức chế sự phát triển của bệnh chàm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở trên chuột và chưa được thử nghiệm trên người.[4]

Mặt khác, một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 đã kết luận rằng xà phòng và chất tẩy rửa có tính kiềm cao có thể gây kích ứng da và làm trầm trọng thêm bệnh chàm.[5]

Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp điều trị này khi được sự đồng ý của bác sĩ và đảm bảo sử dụng giấm táo với nồng độ an toàn cho da.

Giấm táo không gây dị ứng, an toàn cho da

Dưỡng ẩm da với dầu dừa

Dầu dừa rất giàu axit lauric – một thành phần quan trọng đối với các biện pháp tự nhiên liên quan đến các loại vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh chàm.

Dầu dừa có công dụng làm dịu da, giảm kích ứng, giảm ngứa và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dầu dừa có thể giúp điều trị bệnh chàm bằng cách tăng lượng protein gọi là filaggrin, là một loại protein thiết yếu giúp giữ nước và cân bằng độ pH cho da.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho da và hữu ích trong quá trình điều trị bệnh chàm.[6]

Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, đặc tính kháng khuẩn và có thể làm giảm sự hiện diện của vi khuẩn, vi rút giúp giảm nấm một cách hiệu quả.[7][8]

Đọc thêm:  Cách chiên cá bằng nồi chiên không dầu vừa giòn, thấm vị lại không ngại dầu mỡ

Dầu dừa có tính làm dịu và kháng viêm, tốt cho làn da

Thoa mỡ khoáng

Khi bạn bị chàm, da của bạn có xu hướng khô và nứt nẻ, khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên nặng hơn. Mỡ khoáng (hay còn được biết đến là vaseline) được xem là một trong các phương pháp dưỡng ẩm da cho người đang điều trị chàm an toàn và hiệu quả.

Vaseline được sử dụng với một lượng vừa phải, giúp dưỡng ẩm da mà không gây bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng mỡ khoáng như một loại kem dưỡng ẩm ban đêm, giúp da bạn có thời gian để hấp thụ chúng hoàn toàn.

Mỡ khoáng giúp làm dịu nhẹ, dưỡng ẩm cho da

Chườm mát

Tiến sĩ Anthony cho biết, bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt, mát đắp lên vùng da bị viêm. Cách làm này có thể giúp làm dịu cơn đau và ngứa. Sau khi chườm mát, bạn nên nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm không mùi lên da.[1]

Chườm mát sẽ giúp da bạn dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau, ngứa

Khi nào gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ trước khi thử các biện pháp tại nhà, cũng như nên đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng:

  • Viêm da dị ứng.
  • Khó chịu đến mức ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
  • Bị nhiễm trùng da – tìm các vệt mới, mủ, vảy vàng.
  • Có các triệu chứng ngay cả sau khi thử các bước tự chăm sóc.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các tình trạng viêm da dị ứng

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm da dị ứng, bác sĩ có thể sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng và khám lâm sàng tình trạng da của bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm để xác định dị ứng và loại trừ các bệnh ngoài da khác.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận nhân vật Vũ Nương (3 mẫu) Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bệnh chàm được chân đoán bằng phương pháp Patch test hay xét nghiệm áp da – xét nghiệm dị ứngbằng một tấm dán – là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng để xác định liệu có một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của bệnh nhân.

Patch test giúp xác định những chất nào có thể gây ra phản ứng dị ứng chậm ở người bệnh và có thể xác định các chất gây dị ứng không được xác định bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm lẩy da. Mục đích tạo ra một phản ứng dị ứng tại chỗ trên một khu vực nhỏ của lưng bệnh nhân, nơi các hóa chất pha loãng được nhúng vào.

Xét nghiệm này sử dụng các dị nguyên đã chế sẵn áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu có dấu hiệu của dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên nào thì đó là nguyên nhân gây bệnh.

Xét nghiệm áp da giúp xác định dị nguyên gây dị ứng trên da của bạn

Các bệnh viện điều trị bệnh chàm uy tín

Nếu có các triệu chứng bệnh, bạn nên đến chuyên khoa Da liễu tại các cơ sở y tế uy tín:

  • Tại TP HCM: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai,…

Trên đây là một số cách có thể chữa bệnh chàm tại nhà. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. Hãy chia sẻ bài viết đến gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay các bạn nhé!

Nguồn tham khảo: WebMD, Mayo Clinic

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button