Vì sao thời gian trôi lúc nhanh lúc chậm?

Nghiên cứu do tiến sĩ Irena Arslanova và giáo sư Manos Tsakiris từ Khoa Tâm lý học, Đại học London dẫn đầu, xuất bản trên tạp chí Current Biology, giữa tháng 3.

Các nhà khoa học đã tìm hiểu tín hiệu từ cơ thể ảnh hưởng ra sao đến cảm giác về thời gian.

Thông thường, mọi người cảm thấy thời gian trôi nhanh khi đang bận rộn hoặc hào hứng với điều gì đó. Khi buồn chán, một tiếng, hai tiếng có thể kéo dài hơn so với bình thường. Điều này cho thấy trải nghiệm về thời gian của con người bị bóp méo, không tương ứng với thời gian thực.

Một số học thuyết trước đó đã giải thích những biến dạng này, song không nghiên cứu tín hiệu từ tim đến não. Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã thực hiện hai thí nghiệm song song.

Ở thí nghiệm đầu tiên, họ đặt tình nguyện viên trong sự việc có thể kích thích xung động của tim. Sự việc đầu tiên diễn ra trong một nhịp tim (giai đoạn tâm thu của chu kỳ tim), khi tim co bóp và gửi tín hiệu đến não. Sự kiện thứ hai xảy ra giữa các nhịp tim (giai đoạn tâm trương), khi tim thư giãn và không gửi tín hiệu đến não.

Sau đó, họ đo nhận thức bằng cách yêu cầu mọi người đánh giá thời gian mà họ cảm nhận ngắn hay dài hơn so với thời gian tham chiếu.

Đọc thêm:  [Review] Trường mầm non Hoa Phượng – Đông Hà, Quảng Trị

Nhịp tim có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của con người về thời gian. Ảnh: Freepik

Các nhà khoa học phát hiện ở giai đoạn tâm trương, tình nguyện viên cảm nhận thời gian dài hơn. Ở giai đoạn tâm thu, thời gian trong ý thức của họ bị co ngắn lại.

“Những phát hiện của chúng tôi minh họa ý tưởng mà tiểu thuyết gia Haruki Murakami đã đưa ra trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển, khi ông viết ‘thời gian giãn ra rồi co lại, tất cả phụ thuộc vào sự rung động của trái tim’. Sự rút ngắn hoặc kéo dài này cho thấy nhận thức của chúng ta về thời gian liên tục bị ảnh hưởng bởi trạng thái sinh lý bên trong cơ thể’”, tiến sĩ Arslanova nói.

Trong thí nghiệm thứ hai, tình nguyện viên được đặt trong sự kiện ngắn tương tự, nhưng có sự xuất hiện của hình ảnh khuôn mặt, biểu cảm. Một lần nữa, các chuyên gia nhận thấy họ cảm giác thời gian trôi nhanh hơn ở tâm thu và trôi chậm ở tâm trương. Khi những khuôn mặt biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, thời gian nhìn chung tăng tốc.

Nghiên cứu mới cung cấp hiểu biết cơ học hơn về mức độ biến dạng thời gian phát sinh từ sự điều hòa pha tim. Kết quả có ý nghĩa quan trọng do vai trò thiết yếu của thời gian trong một số hoạt động hàng ngày hoặc các bộ môn thể thao.

Đọc thêm:  Cách tạo dáng tuyệt đẹp khi chụp ảnh với váy ngắn

Thục Linh (Theo Medical Express)

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button