Vật lí 11 Bài 29: Thấu kính mỏng Soạn Lý 11 trang 189

Giải bài tập Vật lí 11 Bài 29: Thấu kính mỏng giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức lý thuyết về thấu kính, sự tạo ảnh bởi thấu kính, công thức về thấu kính. Đồng thời biết cách giải nhanh được các bài tập Vật lí 11 chương 7 trang 189, 190.

Việc giải bài tập Vật lí 11 Bài 29 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Thấu kính mỏng

1. Thấu kính. Phân loại thấu kính

– Thấu kính là một khối chất trong suốt, giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

– Phân loại thấu kính:

+ Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ (tạo ra chùm tia ló hội tụ khi chùm tia tới là chùm song song).

+ Thấu kính lõm (rìa dày) là thấu kính phân kì (tạo ra chùm tia ló phân kì khi chùm tia tới là chùm song song).

2. Khảo sát thấu kính hội tụ

a) Quang tâm. Tiêu điểm. Tiêu diện

∗ Quang tâm

– Quang tâm: Điểm O nằm chính giữa thấu kính mà mọi tia sáng qua O đều truyền thẳng.

– Trục chính: Là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính

– Trục phụ: Là các đường thẳng khác (không phải trục chính) đi qua quang tâm O

∗ Tiêu điểm. Tiêu diện

– Tiêu điểm ảnh

+ Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F’ nằm trên trục chính. Điểm F’ gọi là tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.

Giải Vật lí 11 bài 29 trang 189, 190

Câu 1

Thấu kính là gì? Kể các loại thấu kính?

Gợi ý đáp án

Thấu kính là khối đồng chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng.

Có hai loại là thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ.

Câu 2

Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật. Minh họa bằng đường truyền tia sáng cho mỗi trường hợp?

Gợi ý đáp án

Tính chất quang học của quang tâm, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật:

* Mọi tia sáng tới qua quang tâm O đều truyền thẳng qua thấu kính. Hình 29.4a.

Đọc thêm:  Thông tin tuyển sinh về Trung cấp Dược học: Trung cấp Dược học những bộ môn nào? Quá trình đào tạo như thế nào và ở đâu?

* Mọi tia sáng tới song song với trục chính là tia ló sẽ qua tiêu điểm ảnh F’ ( đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh F’ ( đối với thấu kính phân kì). Hình 29.4a.

* Mọi tia sáng tới qua tiêu điểm vật F (đối với thấu kính hội tụ) hay có đường kéo dài qua tiêu điểm vật F (đối với thấu kính phân kì) thì tia ló sẽ song song với trục chính. Hình 29.4b.

Câu 3

Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì? Đơn vị của tiêu cự và độ tụ?

Gợi ý đáp án

– Tiêu cự f của thấu kính là đại lượng xác định khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm chính F của thấu kính.

Qui ước: f= OF

Thấu kính hội tụ : f > 0; Thấu kính phân kì : f < 0.

– Độ tụ D của thấu kính là đại lượng đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm ti sáng càng mạnh. Độ tụ được tính bằng nghịch đảo của tiêu cự f.

D = 1:f

Thấu kính hội tụ: D > 0; Tháu kính phân kì : D < 0.

– Đơn vị trong hệ SI: f được tính bằng mét (m); D tính bằng đi ốp (dp).

Câu 4

Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính:

A. Thấu kính hội tụ luôn tạo thành chùm tia ló là hội tụ.

B. Thấu kính phân kì luôn tạo thành chùm tia ló là phân kì.

C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật.

D. Cả ba phát biểu A , B, C đều sai.

Gợi ý đáp án

* Trường hợp thấu kính hội tụ:

Nếu vật là tiêu điểm sáng S nằm trên trục chính trong khoảng tiêu điểm vật F của thấu kính và quang tâm O, tức là d < f thì:

d’ = d- . f- : (d-f) < 0

– Tạo ảnh S’ là ảnh ảo nằm trước thấu kính => chùm tia ló chùm phân kì như hình 29.5a > câu A sai.

* Trường hợp thấu kính phân kì:

Nếu chùm tia tới là chùm hội tụ có điểm hội tụ S nằm sau thấu kính tức là d > 0 và S là vật ảnh ảo thì:

d’ = df: (f-d) > 0

– Tạo ra ảnh S’ là ảnh thật sau thấu kính => chùm tia ló là chùm hội tụ như hình 29.5b => câu B sai.

* Nếu vật AB đặt trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì:

d’ = df: (f-d) > 2f

– Tạo ảnh A’B’ là ảnh thật nằm sau thấu kính, cách thấu kính khoảng d’ = 2f và có kích thước A’B’=AB như hình 29.5c.

– Câu C sai.

– Cả ba phát biểu A, B, C đều sai.

Đáp án: D

Câu 5

Một vật sáng đặt trước thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật?

Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới bằng ba lần vật. có thể kết luận gì về loại thấu kính?

Đọc thêm:  Để tóc khỏe đẹp, nên gội đầu bao nhiêu lần một tuần?

A. Thấu kính là thấu kính hội tụ.

B. Thấu kính là thấu kính phân kì.

C. Hai loại thấu kính đều phù hợp.

D. Không thể kết luận vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lí

Gợi ý đáp án

Ảnh của vật tạo bởi thấu kính trong cả ahi trường hợp đều lớn hơn bằng ba lần vật.

Một trường hợp sẽ là ảnh thật và trường hợp còn lại sẽ là ảnh ảo

Một thấu kính mà có thể tạo được ảnh ảo lớn gấp ba lần vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Đáp án: A

Câu 6

Tiếp theo bài tập 5

Cho biết đoạn dời vật là 12 cm.Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

A. -8 cm

B. 18 cm

C. -20 cm

D. Một giá trị khác A, B, C.

Gợi ý đáp án

Đáp án: B

Câu 7

Xét thấu kính hội tụ. Lấy trên trục chính các tiêu điểm I và I’ sao cho OI = 2OF, OI’= 2OF’ (hình 29.6). Vẽ ảnh của vật AB và nhận xét về đặc điểm của ảnh trong mỗi trường hợp sau:

– Vật thật ở ngoài đoạn OI.

– Vật thật tại I.

– Vật thật trong đoạn FI.

– Vật thật trong đoạn OF.

Gợi ý đáp án

* Vật thật ở ngoài đoạn OI: hình 29.6a

Ảnh là thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật nằm trong khoảng OI’.

* Vật thật tại I: hình 29.6b

ảnh là thật, ngược chiều, bằng vật và nằm tại I’.

* Vật thật trong đoạn FI: hình 29.6c

ảnh thật,ngược chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng OI’.

* Vật thật trong đoạn OF: hình 29.6d

Ảnh là ảo, cùng chiều, lớn hơn vật và nằm ngoài khoảng OF.

Câu 8

Người ta dùng một thấu kính hội tụ 1dp để thu ảnh của mặt trăng.

a) Vẽ ảnh.

b) Tính đường kính của ảnh. Cho góc trông Mặt Trăng là 33′. Lấy 1′ ≈ 3.10-4rad.

Gợi ý đáp án

a) Vẽ ảnh: hình 29.7

b) Đường kính của ảnh.

Tiêu cự của thấu kính hội tụ:

Tam giác OA’F’ vuông tại F’ có:

Do α rất nhỏ nên

Đáp án: D=1cm

Câu 9

Vật sang AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định a.Một thất kính hội tụ có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn được di chuyển giữa vật và màn.

a) Người ta nhận thấy có một vị trí của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh lớn hơn vật. Hãy chứng tỏ rằng, còn một vị trí thứ hai của thấu kính ở trong khoảng cách giữa vật và màn tạo được ảnh rõ nét của vật trên màn.

b) Đặt l là khoảng cách giữa hai vị trí trên của thấu kính. Hãy lập biểu thức của tiêu cự thấu kính f theo a và l. Suy ra một phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Đọc thêm:  Facebook Comments That Are Unique and Interesting in Appearance

Gợi ý đáp án

a) Sơ đồ tạo ảnh:

a) Vận dụng tính chất thuận nghịch.

b) Sơ đồ tạo ảnh:

Theo bài cho ảnh thu được rõ nét trên màn và lớn hơn vật => ảnh thật

Có:

Gọi khoảng cách giữa hai vị trí trên là l

=> Đo a và l, tính f.

Câu 10

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A’B’.

Tìm vị trí của vật, cho biết khoảng cách vật-ảnh là:

a) 125cm

b) 45cm.

Gợi ý đáp án

Tiêu cự: f = 20cm

Ta có:

Khoảng cách vật – ảnh: AA’ = |d + d’|

a) AA’ = |d + d’| = 125cm => d + d’ = ± 125.

– TH1: d + d’ = -125cm

– TH2: d + d’ = 125cm

Vậy: d1 = 100 cm; d2 = 25 cm; d3 ≈ 17,54 cm.

b) AA’ = |d + d’| = 45cm => d + d’ = ± 45cm.

– TH1: d + d’ = – 45cm

– TH2: d + d’ = 45cm

=> Phương trình vô nghiệm

Vậy d = 15cm.

Câu 11

Một thấu kính phân kì có độ tụ -5dp.

a) Tính tiêu cự của thấu kính.

b) Nếu vật đặt cách kính 30cm thì ảnh hiện ra ở đâu và có số phóng đại bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

a) Tính tiêu cự của thấu kính:

b) d = 30cm.

+ Vị trí ảnh:

+ Số phóng đại:

Đáp án: a) f=-20cm; b)d’=-12cm; k=0,4

Câu 12

Trong hình 29.8, xy là trục chính của thấu kính (L), A là vật điểm thật, A’ là ảnh của A tạo bởi thấu kính, O là quang tâm của thấu kính.

Với mỗi trường hợp hãy xác định

a) A’là ảnh thật hay ảnh ảo

b) Loại thấu kính

c) Các tiêu điểm chính(bằng phép vẽ)

Gợi ý đáp án

*Trường hợp 1-hình 29.8,1a:

– A là vật thật; A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính=>A’ là ảnh ảo. A’ nằm xa trục chính của thấu kính hơn A=> Thấu kính hội tụ.

– Vẽ: hình 29.8,1a

– A là vật thật: A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính=> A’ là ảnh ảo. A’ nằm xa trục chính của thấu kính hơn A=> thấu kính hội tụ.

– Vẽ:hình 29.8a

– Nối AA’ cắt xy tại quang tâm O.

– Từ O vẽ thấu kính vuông góc với xy.

– Từ A vẽ tia song song với xy cắt thấu kính tại I.

– Nối IA’ cắt xy tại tiêu điểm ảnh chính F^+.

– Lấy đối xứng F’ qua O ta được tiêu điểm vật chính F.

* Trường hợp II-hình 29.8.2a:

– A là vật thật : A’ và A nằm cùng bên trục chính xy của thấu kính => A’ là ảnh ảo. A’ nằm gần trục chính của thấu kính hơn A => thấu kính phân kì.

– Vẽ: tương tự trường hợp I, ta được hình 29.8.2a.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button