Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò (Dàn ý + 7 mẫu) Viết đoạn văn về tình thầy trò

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò gồm 7 mẫu hay nhất kèm theo gợi ý cách viết chi tiết mà th-thule-badinh-hanoi.edu.vn giới thiệu dưới đây sẽ là tư liệu cực kì hữu ích với các bạn học sinh lớp 12.

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tình thầy trò (Dàn ý + 7 mẫu) Viết đoạn văn về tình thầy trò

Tình thầy trò là gì? Tình thầy trò là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Tình thầy trò là sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu mến của người học sinh với thầy cô giáo đã giảng dạy mình. Để hiểu rõ hơn về tình thầy trò, mời các bạn cùng theo dõi 7 đoạn văn mẫu dưới đây nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về cơ hội trong cuộc sống.

Dàn ý viết đoạn văn về tình thầy trò

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình thầy trò trong nhà trường hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình thầy trò: là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội và là sự biết ơn,

b. Phân tích

  • Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh.
  • Người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần không nhỏ công lao dạy dỗ của người thầy, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những người đó bằng tấm lòng chân thành nhất vì không có họ sẽ khó có thành công của mình.
  • Tình thầy trò không chỉ khiến cho xã hội phát triển văn minh hơn mà nó còn góp phần trau dồi, nuôi dưỡng tâm hồn cho con ngươi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tình thầy trò cao đẹp để làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình thầy trò trong nhà trường hiện nay và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn về tình thầy trò – Mẫu 1

Mỗi người trong cuộc sống đều có những mối quan hệ, những tình cảm tốt đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất chính là tình cảm thầy trò trong nhà trường. Tình thầy trò là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, tình thầy trò còn là sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu mến của người học sinh với thầy cô giáo đã giảng dạy mình. Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần không nhỏ công lao dạy dỗ của người thầy, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những người đó bằng tấm lòng chân thành nhất vì không có họ sẽ khó có thành công của mình. Tình thầy trò không chỉ khiến cho xã hội phát triển văn minh hơn mà nó còn góp phần trau dồi, nuôi dưỡng tâm hồn cho con người. Mỗi người có thể chung người thầy hoặc khác người thầy dạy dỗ, nhưng một điều nhất định chúng ta phải cùng nhau hướng đến đó là tình yêu thương, sự kính trọng và hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng của tình thầy trò khiến cho tình cảm vốn dĩ cao đẹp này mất đi giá trị của nó. Lại có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh, học sinh vô lễ với thầy cô giáo của mình,… những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh. Đời người ngắn lắm, mỗi chúng ta có một quỹ thời gian hữu hạn, chính vì thế hãy luôn sống hướng đến những điều tốt đẹp và có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy dỗ mình nên người.

Đọc thêm:  Bộ sưu tập hình ảnh cô gái Nhật siêu độc – Top 999+ hình ảnh chất lượng 4K

Viết đoạn văn về tình thầy trò – Mẫu 2

Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối với họ vẫn hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô ấy dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc đưa đò cho người khách qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không biết rằng liệu người khách ấy có còn nhớ đến mình hay không? Người cha, người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Ôi những đứa con học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim đau xót biết chừng nào; làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Vì những lẽ đó, thay vi vô lễ, hỗn xược, tỏ thái độ vô ơn với thầy cô, học sinh chúng ta cần phải hết lòng kính trọng, suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy. Và hơn hết chúng ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò ngoan của người thầy, người cô.

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 3

Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình. Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.

Đọc thêm:  Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? 14 loại thực phẩm bạn nên tránh

Xem thêm: Nghị luận xã hội về tình thầy trò

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 4

Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 5

Mỗi năm cứ đến ngày hai mươi tháng mười một lễ hiến chương nhà giáo em không làm sao quên được kỷ niệm của một người thầy đã từng dạy dỗ em và lo lắng khi em bị bệnh không đến trường để học và là giáo viên chủ nhiệm lớp của em và là giáo viên dạy môn văn. Thầy có một gương mặt hiền hậu và giọng nói trầm ấm chứa đựng một tình cảm thương học trò sâu sắc ,dáng thầy cao và gầy nhưng nhìn thầy tràn đầy sức sống. Em còn nhớ như in ngày ấy khi em làm bài Văn sai điểm kém em rất buồn chính thầy đã an ủi và động viên em và sau giờ học thầy giảng thêm cho em cách để làm văn hay và lưu loát ,sau một thời gian thầy chỉ dẫn em dần dần làm văn khá hơn trước rất nhiều và bài văn luôn đạt điểm chín. Một lần em dầm mưa khi tan học về nhà và bị cảm nặng vì sốt cao và em phải nghỉ học một tuần chính thầy đã đến nhà em và cùng với các bạn mua sữa và trái cây thăm em và làm em vô cùng cảm động trước tấm lòng của thầy và các bạn. Sau đó thầy mỗi ngày sau giờ dạy ở trường đạp xe đạp đến nhà em và giảng lại cho em nghe những bài mà em không được đi học trong lớp do bị bệnh để em hiểu bài và chuẩn bị thi tốt nghiệp. Sau khi được sự dạy dỗ tận tình của thầy em đã thi đậu tốt nghiệp một cách xuất sắc và là học sinh giỏi của lớp. Hôm nay dù em không còn học ở trường cũ và thầy không còn dạy em nữa nhưng em luôn ghi nhớ hình ảnh một người thầy đáng yêu và đáng trân trọng nhất. Xin chúc Thầy luôn luôn vui vẻ và mạnh khỏe ,hạnh phúc trong cuộc sống em mãi nhớ ơn Thầy và cố gắng làm một người tốt có ích cho xã hội mai sau.

Đọc thêm:  Chuẩn bị bữa sáng 10 phút với bánh bao Da&su

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 6

Tình thầy trò rất đỗi thiêng liêng và như không thể thiếu trong cuộc sống này. Người thầy, người cô- là người dẫn dắt, là người dạy em chữ cái đầu tiên. Người đã dõi theo bước đi của chúng ta và luôn truyền đạt cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích. Những bài hát hay, bài thơ hay, cả những triết lí của cuộc sống. Họ như người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Bố mẹ đã nuôi nấng chúng ta nên người, thầy cô đã dạy dỗ ta trở thành một con người thành đạt, có ích cho xã hội. Những bài học từ thuở nhỏ cho đến khi ra đại học,..cũng là hai chữ đó: Thầy cô. Những người nghiêm khắc với ta, những người đôi lúc la mắng nhưng tất cả đã tạo cho chúng ta những kiến thức vững chãi. Đôi lúc, chúng ta như muốn cất lên tiếng nói ” Cảm ơn” đối với cô thầy nhưng đâu có những ai đủ can đảm.Tình thầy trò quý lắm ta ơi, như đi theo cả đời, cả dặm. Mãi mãi nhớ ơn cô thầy – Người đã góp phần lớn trong việc giúp ta trở thành một con người thành đạt.

Viết đoạn văn nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 7

Quan niệm: “tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc đời học sinh của mỗi chúng ta. Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài, nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là người cha, vừa là người mẹ, vừa là người bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button