Văn mẫu lớp 12: Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế (4 Mẫu) Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Dàn ý sông Hương trong lòng thành phố Huế trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển chọn 4 mẫu chi tiết và ngắn gọn. Qua lập 4 dàn ý dưới đây giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.

Văn mẫu lớp 12: Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế (4 Mẫu) Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế như một cô gái rồi thành một người bồi đắp phù sa cho một thành phố tươi đẹp. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang vẻ đẹp ấy đến trái tim bạn đọc. Vậy dưới đây là TOP 4 Dàn ý vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế, mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Dàn ý sông Hương trong lòng thành phố Huế

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về đề tài sông Hương
  • Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí
  • Giới thiệu sông Hương – biểu tượng của cố đô

Ví dụ:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích mê đắm và tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, năm 1981 in trong tập sách cùng tên. Với sự tinh tế của một nghệ sĩ, với tình yêu dòng sông Hương của xứ Huế mộng mơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả thành công vẻ đẹp dòng sông Hương ở trong lòng thành phố Huế.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

– Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” rút ra từ tập bút kí cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế để từ đó nhà văn bày tỏ tình yêu đất nước con người.

Đọc thêm:  Giáo án Giáo dục thể chất 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy môn GDTC 8

– Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  • Có thể nhắc đến sông Xen, dòng sông đẹp nhất của thủ đô Pa ri để dẫn tới lời nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”
  • Đánh giá: Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.

2. Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố.

– Đánh giá đoạn văn, như câu chuyển ý: Đoạn văn như được cảm nhận dưới con mắt nghệ thuật của nhà văn, hội họa và âm nhạc. Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế.

Sông Hương trong cảm nhận hội họa

“Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” -> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

“Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. -> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

“Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

Sông Hương trong cảm nhận âm nhạc

Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình. -> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp điệu êm đềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau.

Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va của Lê-nin-grat…

III. Kết bài

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là tác phẩm văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Với xúc cảm sâu lắng được tổng kết từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, đại lí, văn chương và một văn phong tao nhã, nhà văn đã tái hiện thành công vẻ đẹp con sông Hương – công trình nghệ thuật thiên tạo mà hóa công đã ưu ái ban tặng cho con người và xứ Huế mộng mơ.

Dàn ý vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế

I. Mở bài:

– Giới thiệu về đề tài sông Hương

– Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bái bút kí

– Giới thiệu vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

– Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981

“Ai đã đặt tên cho dòng sông” rút ra từ tập bút kí cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế để từ đó nhà văn bày tỏ tình yêu đất nước con người.

Đọc thêm:  Hướng dẫn cài đặt và chơi game Gacha Life trên điện thoại

– Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  • Có thể nhắc đến sông Xen, dòng sông đẹp nhất của thủ đô Pa ri để dẫn tới lời nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”
  • Đánh giá: Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.

2. Vẻ đẹp của Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố.

– Đánh giá đoạn văn, như câu chuyển ý: Đoạn văn như được cảm nhận dưới con mắt nghệ thuật của nhà văn, hội họa và âm nhạc. Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế.Sông Hương trong cảm nhận hội họa

  • “Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” -> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình
  • “Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. -> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.
  • “Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

– Sông Hương trong cảm nhận âm nhạc

  • Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình. -> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp điệu êm đềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau.
  • Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va cảu Lê-nin-grat…

3. Kết bài

– Nêu cảm nhận về hình tượng dòng sông Hương ở trong lòng thành phố Huế

– Đánh giá nghệ thuật nổi bật

Xem thêm: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế

Lập dàn ý sông Hương trong lòng thành phố Huế

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp sông Hương khi ở trong lòng thành phố Huế.

2. Thân bài:

a. Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chiến sĩ có phong cách nghệ thuật độc đáo và là người có công đưa thể kí Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao.

– “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong tám bài kí xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường và được xuất bản lần đầu năm 1986.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp sông Hương khi ở trong lòng thành phố Huế:

– Sông Hương vui hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long:

  • Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hương Tây Nam – Đông Bắc, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
  • Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế, con người Huế.
  • Sông Hương đánh thức được linh hồn dân tộc, khác hẳn với các dòng sông ở cảnh lập lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ.
Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng Dàn ý & 6 bài văn mẫu cảm nhận Từ Hải

– Sông Hương được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của nhà văn, nó có chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu .

  • Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó đã tạo nên những nét cổ kính của cố đô.
  • Sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và kín đáo.

c. Đánh giá:

– Sông Hương về với Huế giống như người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được tình nhân đích thực.

– Dưới ngòi bút điêu luyện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau và mang vẻ đẹp của toàn thành phố.

3. Kết bài:

– Khái quát lại vẻ đẹp sông Hương khi ở trong lòng thành phố Huế.

Dàn ý vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu đoạn trích

2. Thân bài

– Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế: Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế. Sông Hương trong cảm nhận hội họa

“Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” -> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

“Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. -> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

“Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.Sông Hương trong cảm nhận âm nhạc

Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình. -> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp điệu êm đềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau.

Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va cảu Lê-nin-grat…

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button