Toán 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc Giải Toán lớp 6 trang 68 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán 6 Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi phần Hoạt động, Luyện tập, cùng 5 bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 67, 68.
Qua đó, giúp các em nhận biết và áp dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán, nhất là để tính nhẩm hay tính lợp lí. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 15 Chương III: Số nguyên trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Hoạt động
Hoạt động 1
Tính và so sánh kết quả của:
a) 4 + (12 – 15) và 4 + 12 – 15;
b) 4 – (12 – 15) và 4 – 12 + 15.
Gợi ý đáp án:
a) Ta có: 4 + (12 – 15) = 4 + (- 3) = 4 – 3 = 1
4 + 12 – 15 = 16 – 15 = 1
Vì 1 = 1 nên 4 + (12 – 15) = 4 + 12 – 15
Vậy 4 + (12 – 15) = 4 + 12 – 15.
b) Ta có: 4 – (12 – 15) = 4 – [- (15 – 12)] = 4 – (- 3) = 4 + 3 = 7
4 – 12 + 15 = – (12 – 4) + 15 = (- 8) + 15 = 15 – 8 = 7
Vì 7 = 7 nên 4 – (12 – 15) = 4 – 12 + 15.
Hoạt động 2
Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
Gợi ý đáp án:
Nhận xét:
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” + ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc được giữ nguyên.
+) Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” – ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc thay đổi: dấu ” + ” đổi thành ” – ” và dấu ” – ” đổi thành ” + “.
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Luyện tập
Luyện tập 1
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) (-385 + 210) + (385 – 217);
b) (72 – 1 956) – (-1 956 + 28).
Gợi ý đáp án:
a) (-385 + 210) + (385 – 217)
= – 385 + 210 + 385 – 217 (bỏ ngoặc tròn)
= (- 385 + 385) – (217 – 210)
= 0 – 7
= – 7
b) (72 – 1 956) – (-1 956 + 28)
= 72 – 1 956 + 1 956 – 28 (bỏ ngoặc tròn)
= (1 956 – 1 956) + (72 – 28)
= 0 + 44
= 44
Luyện tập 2
Tính một cách hợp lí:
a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;
b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22).
Gợi ý đáp án:
a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17
= (12 – 15) + (13 – 16) + (14 – 17)
= (-3) + (-3) + (-3)
= – (3 + 3 + 3)
= – 9
b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22)
= 35 – 17 -25 + 7 – 22
= (35 – 25) – (17 – 7) – 22
= 10 – 10 – 22
= 0 – 22
= – 22.
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 68 tập 1
Bài 3.19
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) -321 + (-29) – 142 – (-72)
b) 214 – (-36) + (-305)
Gợi ý đáp án:
a) -321 + (-29) – 142 – (-72) = -321 – 29 – 142 + 72 = -420
b) 214 – (-36) + (-305) = 214 + 36 – 305 = -55
Bài 3.20
Tính một cách hợp lí:
a) 21 – 22 + 23 – 24
b) 125 – (115 – 99)
Gợi ý đáp án:
a) 21 – 22 + 23 – 24 = (21 – 22) + (23 – 24) = (-1) + (-1) = -2
b) 125 – (115 – 99) = 125 – 115 + 99 = (125 – 115) + 99 = 10 + 99 = 109
Bài 3.21
Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)
b) 28 + (19 – 28) – (32 – 57)
Gợi ý đáp án:
a) (56 – 27) – (11 + 28 – 16) = 56 – 27 – 11 – 28 + 16 = 6
b) 28 + (19 – 28) – (32 – 57) = 28 + 19 – 28 = 19
Bài 3.22
Tính một cách hợp lí:
a) 232 – (581 + 132 – 331)
b) [12 + (-57)] – [-57 – (-12)]
Gợi ý đáp án:
a) 232 – (581 + 132 – 331)
= 232 – 581 – 132 + 331
= (232 – 132) – (581 – 331)
= 100 – 250 = -150
b) [12 + (-57)] – [-57 – (-12)]
= 12 – 57 + 57 – 12 = 0
Bài 3.23
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (23 + x) – (56 – x) với x = 7
b) 25 – x – (29 + y – 8) với x = 13, y = 11
Gợi ý đáp án:
a) Với x = 7
(23 + x) – (56 – x) = (23 + 7) – (56 – 7) = 30 – 49 = -19
b) Với x = 13, y = 11
25 – x – (29 + y – 8) = 25 – 13 – (29 + 11 – 8) = 12 – 32 = -20