Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ 01/01/2022
Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng. Cụ thể, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng như sau:
- Trước năm 1995, mức điều chỉnh là 5,10;
- Năm 2000, mức điều chỉnh là 3,58;
- Năm 2009, mức điều chỉnh là 1,88;
- Năm 2019, mức điều chỉnh là 1,05;
- Năm 2020, mức điều chỉnh là 1,02;
- Các năm 2021 và 2022, mức điều chỉnh là 1,00.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: 36/2021/TT-BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
THÔNG TƯ 36/2021/TT-BLĐTBXH
QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội,
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
x
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Mức điều chỉnh
5,10
4,33
4,09
3,96
3,68
3,53
3,58
3,59
3,46
3,35
3,11
2,87
2,67
2,47
2,01
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
Mức điều chỉnh
1,88
1,72
1,45
1,33
1,25
1,20
1,19
1,16
1,12
1,08
1,05
1,02
1,00
1,00
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm
=
Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm
X
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2:
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Mức điều chỉnh
2,01
1,88
1,72
1,45
1,33
1,25
1,20
1,19
Năm
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
Mức điều chỉnh
1,16
1,12
1,08
1,05
1,02
1,00
1,00
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2022; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Thông tư số 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Văn phòng Chính phủ;- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;- Toà án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;- Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;- Công báo; Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);- Lưu: VT, PC, BHXH.
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGNguyễn Bá Hoan