Thay vì quát ‘nín ngay’ khi con khóc, bố mẹ nên thử 2 cách này

Khi con thường xuyên khóc nhè, ba mẹ do cảm thấy phiền nên sẽ quát “nín ngay”. Tuy phương pháp này sẽ hữu hiệu trong một thời gian ngắn nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vậy ba mẹ nên làm như thế nào để con mau nín khóc? Cùng tìm hiểu nhé.

Vì sao trẻ rất hay khóc?

Đối với những trẻ dưới 3 tuổi thì đây là khoảng thời gian bé đang dần hình thành cảm xúc và biểu đạt ra bên ngoài. Tuy nhiên, do chưa có tư duy hoàn thiện như một người trưởng thành nên bé sẽ thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình thông qua việc quấy khóc.

Việc bé thường xuyên khóc nhè, mè nheo là bé đang đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc khi ba mẹ quá bận bịu và không dành thời gian cho trẻ. Mặt khác, những trẻ hay bị đánh mắng, quát tháo hoặc cấm thực hiện một hành động nào đó cũng khiến cho bé dễ dàng rơi nước mắt.

Lý do trẻ hay khócLý do trẻ hay khóc

Trẻ sẽ ra sao nếu liên tục bị quát “phải nín ngay”?

Thông thường, vào thời điểm bé hay khóc, ba mẹ sẽ chọn cách quát tháo trẻ, bắt trẻ nín ngay. Tuy nhiên, việc làm này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bao gồm:

  • Hạn chế thể hiện cảm xúc: Khóc cũng là một biểu hiện cảm xúc của trẻ nhưng nếu bị bắt buộc nín ngay có thể khiến trẻ dần sợ hãi và không dám bộc lộ cảm xúc của bản thân. Từ đó, có thể khiến trẻ ít biểu đạt và dần khép mình lại với cha mẹ.
  • Không thể tự giải tỏa áp lực: Tương tự như người lớn, việc khóc đối với một số trẻ cũng giúp trẻ cảm thấy được thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Nhưng khi cấm trẻ khóc, tâm lý trẻ sẽ bị dồn nén, có thể dẫn đến một số căn bệnh tâm lý ở trẻ.
Đọc thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Toán 6 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Toán 6 (Có đáp án + Ma trận)

Những ảnh hưởng đến trẻ khi bị bắt ngừng khócNhững ảnh hưởng đến trẻ khi bị bắt ngừng khóc

Thay vì quát “nín ngay” khi con khóc, bố mẹ nên thử 2 cách này

Ôm con vào lòng

Thay vì quát tháo, một cái ôm ấm áp từcha mẹ có thể giúp xoa dịu được cảm xúc ở trẻ. Hành động này vừa giúp trẻ được an ủi vừa giúp trẻ hiểu được ba mẹ sẽ luôn ở bên và ủng hộ cho con, thúc đẩy được sự mạnh mẽ bên trong con.

Ôm con vào lòngÔm con vào lòng

Đánh lạc hướng bằng một câu chuyện khác

Những việc làm trẻ khóc sẽ thường xuyên xuất hiện trong tâm trí trẻ một khoảng thời gian, nên ba mẹ cần thu hút sự chú ý của trẻ bằng một hành động khác như dẫn trẻ đi ăn, đi chơi,…tạo một sự vui vẻ cho trẻ.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên dành nhiều thời gian ở bên trẻ hơn để có thể dễ dàng thấu hiểu nội tâm của con, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất cho trẻ.

Đánh lạc hướng bằng một câu chuyện khácĐánh lạc hướng bằng một câu chuyện khác

Bài viết trên là những thông tin về việc giúp trẻ ngừng khóc mà không cần phải quát “nín ngay”. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi th-thule-badinh-hanoi.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nguồn: Chuyên trang Trí thức trẻ

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button