Tầm nhìn 5.5G của chủ tịch mới Huawei

“5G được triển khai thương mại khắp thế giới trong bốn năm qua. Công nghệ di động thế hệ thứ 5 đang thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị mới và 5.5G sẽ là bước tiến tiếp theo”, bà Mạnh Vãn Chu phát biểu tại Triển lãm Di động MWC Thượng Hải 2023, diễn ra từ ngày 28 đến 30/6.

Bà Mạnh Vãn Chu tại sự kiện MWC Thượng Hải ngày 28/6. Ảnh: Huawei

Bà Mạnh hiện đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên kiêm Giám đốc tài chính Huawei. Bà cho rằng 5G không chỉ hiện diện trong tất cả ngành công nghiệp, mà còn trong công nghệ dành cho hộ gia đình. “5G kết hợp Cloud và AI đã đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền, thay đổi cách chúng ta làm việc và sinh sống, cũng như tạo ra giá trị to lớn cho nền kinh tế, công nghiệp và xã hội”, bà nhận định.

Chủ tịch Huawei lấy ví dụ về 5G New Calling – cuộc gọi thế hệ mới dựa trên mạng 5G với độ trễ gần như bằng 0, hay Naked Eye 3D – công nghệ trình chiếu hình ảnh ba chiều trong không gian hai chiều không cần đến công cụ hỗ trợ. 5G cũng mở ra kỷ nguyên siêu kết nối mới giữa vạn vật, mang lại sức mạnh cho mạng IoT và thúc đẩy các mô hình năng suất mới ra đời.

Tầm nhìn trong tương lai gần của Huawei là mạng 5.5G – bản nâng cấp từ 5G với tốc độ tải xuống 10 Gb mỗi giây, tốc độ tải lên 1 Gb mỗi giây cùng khả năng hỗ trợ 100 tỷ kết nối, nhiều gấp 10 lần 5G hiện tại. “5.5G không chỉ thực hiện việc kết nối tốt hơn, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới đáp ứng mục tiêu cho nhiều nhu cầu trong lĩnh vực IoT, cảm biến và sản xuất hiện đại”, bà Mạnh cho hay.

Đọc thêm:  Nghị định 49/2022/NĐ-CP Các trường hợp giá đất được trừ để tính thuế GTGT

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của thế giới thông minh trong tương lai sẽ được tích hợp vào mọi khía cạnh cuộc sống, mọi ngành công nghiệp và xã hội. Chúng không dựa trên những tiến bộ công nghệ riêng lẻ, mà là hệ thống đồ sộ và phức tạp, hội tụ nhiều yếu tố, yêu cầu về tư duy và thiết kế ở cấp độ hệ thống.

“Công chúa Huawei” đánh giá sẽ có hai loại năng lực tích hợp về mạng di động thế hệ mới cho chuyển đổi số. Đầu tiên, các công nghệ khác nhau sẽ được kết hợp với nhau để đạt sức mạnh tổng hợp lớn hơn trên đám mây, mạng và các thiết bị thông qua thiết kế hệ thống và cải tiến trên nhiều tên miền. Khi kết hợp với phần mềm, phần cứng, bộ vi xử lý và thuật toán tối ưu hóa, chúng có thể giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển giải pháp phức tạp để xử lý trong đa tình huống.

Vấn đề thứ hai liên quan đến phương pháp tiếp cận khác nhau trong quản lý. Theo bà Mạnh, chuyển đổi số thông minh không chỉ giới hạn ở công nghệ, mà còn yêu cầu chuyển đổi cả cách quản lý. Chuyển đổi số đòi hỏi xác định lại mối quan hệ giữa con người, sự vật, sự việc và lý thuyết, đồng thời áp dụng phương pháp quản lý cởi mở và hướng tới tương lai nhằm giải quyết nhiều thách thức.

Đọc thêm:  Hội thảo quy tụ nhà nghiên cứu từ hơn 10 quốc gia

“5G, 5.5G, AI và Cloud sẽ giúp mọi người bắt kịp xu thế. Viễn cảnh đẹp nhất luôn ở phía trước. Cùng nhau, chúng ta sẽ kiến tạo nên tương lai tươi sáng”, bà Mạnh kết thúc bài phát biểu.

Mạnh Vãn Chu là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Đầu năm nay, bà đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên của Huawei với nhiệm kỳ 6 tháng, dự kiến kéo dài đến hết 30/9.

Trong khi đó, Cao Ming, Chủ tịch sản phẩm mạng không dây của Huawei, cũng đề cập nhiều đến 5.5G như giải pháp tiếp theo ở lĩnh vực viễn thông di động trước khi tiến tới 6G. Tại sự kiện, ông nhấn mạnh công ty sẽ sớm biến công nghệ này trở nên phổ biến. “Huawei chỉ mất ba năm để 5G đạt được mức độ chấp nhận ở Trung Quốc, điều mà 4G mất 6 năm. Tốc độ phát triển 5.5G còn nhanh hơn thế”, ông Ming chia sẻ.

Tại MWC Thượng Hải 2023, 5G và 5.5G cũng là một trong những chủ đề được đề cập nhiều nhất và cũng nhận được sự ủng hộ lớn. Wen Ku, Chủ tịch Hiệp hội tiêu chuẩn viễn thông Trung Quốc, cho biết kể từ khi phổ biến năm 2019, mạng di động thế hệ 5 đã thay đổi cuộc sống thường nhật của người dân lẫn ngành viễn thông. “5G đã giúp người dân đổi đời”, ông Ku nói.

Đến nay, các nhà mạng China Mobile, China Telecom, China Unicom đều đã triển khai 5G tại Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) và Học viện công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CACIT), tính đến tháng 5, Trung Quốc có hơn 2,8 triệu trạm gốc 5G với 52% thiết bị hạ tầng do Huawei cung cấp. Nước này cũng đang có 500 triệu thuê bao 5G, tương đương 35% dân số.

Đọc thêm:  Top 999+ hình ảnh trái đất đẹp nhất: Bộ Sưu Tập hình ảnh trái đất đẹp nhất với chất lượng 4K đỉnh cao

Bảo Lâm

  • Thông điệp khác với cha của ‘công chúa Huawei’
  • Huawei nói gì trước nguy cơ bị EU cấm thiết bị 5G
  • Huawei: Nhờ lệnh cấm, ngành chip Trung Quốc sẽ tái sinh
  • Lợi nhuận giảm, Huawei vẫn tin ‘hoa mận sẽ nở’
  • Huawei tiếp tục đặt cược vào smartphone 4G

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button