Soạn Sinh 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết Giải SGK Sinh học 8 trang 186

Giải Sinh 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh học 8 Bài 59 trang 186 giúp các em hiểu được kiến thức về sự phối hợp điều hòa của các tuyến nội tiết. Giải Sinh 8 Bài 59 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Sinh 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết, mời các bạn cùng tải tại đây.

Sinh 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

  • Lý thuyết Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
  • Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 59 trang 85
  • Giải bài tập Sinh học 8 Bài 59 trang 186

Lý thuyết Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

I. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

– Các tuyến nội tiết trong cơ thể đều chịu sự tác động của hoocmôn do tuyến yên tiết ra.

Đọc thêm:  Điểm qua 9 nhà hàng lãng mạn Phú Quốc thích hợp cho cặp đôi hẹn hò dịp Valentine

– Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự ảnh hưởng của tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên cũng được tăng cường hoặc kìm hãm dưới sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra.

* Điều hòa hoạt động của tuyến giáp

– Thùy trước tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết hoocmôn tiroxin

– Khi hàm lượng tiroxin quá cao tác động lên vùng dưới đồi ức chế thùy trước tuyến yên, hoặc tác động trực tiếp lên thùy trước tuyến yên → ức chế tuyến yên tiết TSH → tuyến giáp giảm tiết tiroxin → hàm lượng tiroxin trở về trạng thái cân bằng.

* Điều hòa của vỏ tuyến thượng thận

– Thùy trước tuyến yên tiết hoocmôn ACTH kích thích vỏ trên tuyến trên thận tiết hoocmôn cooctizon điều hòa lượng K+ và Na+ trong máu.

– Khi hàm lượng cooctizon trong máu quá cao sẽ theo máu tác động lên vùng dưới đồi → tiết chất kìm hãm thùy trước tuyến yên tiết hoocmôn ACTH, hoặc tác động trực tiếp thùy trước tuyến yên → giảm tiết hoocmôn ACTH → vỏ tuyến trên thận giảm tiết cooctizon → hàm lượng được cân bằng.

* Kết luận: tuyến yên tiết các hoocmôn điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngược lại, các tuyến nội tiết cũng tiết hoocmôn chi phối hoạt động của tuyến yên (kích thích hoặc kìm hãm). Đó là cơ chế điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.

Đọc thêm:  Xông lá trầu không cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button