Soạn Sinh 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Giải SGK Sinh học 8 trang 89

Soạn Sinh 8 Bài 27 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của dạ dày, tiêu hóa ở dạ dày. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 5 trang 89.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 27 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Lý thuyết Tiêu hóa ở dạ dày

I. Cấu tạo dạ dày

– Dạ dày có hình túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa khoảng 3 lít.

Soạn Sinh 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày Giải SGK Sinh học 8 trang 89

– Thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp màng bọc bên ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng.

  • Lớp cơ: rất dày và khỏe gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
  • Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.

II. Tiêu hóa ở dạ dày

– Các thí nghiệm khác cũng cho thấy bất cứ vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày đều có tác dụng gây phản xạ tiết dịch vị.

Đọc thêm:  Bộ sưu tập hình ảnh xin chào đáng yêu cực đẹp – Hơn 999+ hình ảnh xin chào đáng yêu tuyệt đẹp độ phân giải cao 4K

– Kết quả phân tích hóa học cho thấy thành phần dịch vị gồm:

  • Nước : 95%
  • Enzim pepsin + Axit clohiđric (HCl) + Chất nhầy

– Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

  • Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
  • Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 27 trang 89

Bài 1 (trang 89 SGK Sinh học 8)

Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ?

Gợi ý đáp án

Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

  • Biến đổi lí học của thức ăn (dạ dày co bóp làm nhuyễn, đảo trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột).
  • Biến đổi hóa học của thức ăn (dạ dày tiết dịch vị biến đổi hóa học thức ăn)

Bài 2 (trang 89 SGK Sinh học 8)

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Gợi ý đáp án

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :

  • Thức ăn chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị).
  • Khi đói dạ dày co bóp nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, lúc đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị.
  • Thức ăn được giữ ở dạ dày từ 3 – 6 giờ.
Đọc thêm:  Cách hiển thị tốc độ mạng trên thanh trạng thái điện thoại Android

Bài 3 (trang 89 SGK Sinh học 8)

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào ?

Gợi ý đáp án

Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :

  • Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
  • Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin).

Bài 4 (trang 89 SGK Sinh học 8)

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn nào cần tiêu hóa tiếp ?

Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp tục ở ruột là : lipit, gluxit, prôtêin.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button