Soạn Sinh 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Giải SGK Sinh học 8 trang 67

Giải Sinh 8 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh học 8 Bài 20 trang 67 giúp các em hiểu được kiến thức về các cơ quan trong hệ hô hấp ở người. Giải Sinh 8 Bài 20 Hô hấp và các cơ quan hô hấp người được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 8: Hô hấp và các cơ quan hô hấpmời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Hô hấp và các cơ quan hô hấp

I. Khái quát về hô hấp

– Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

– Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

  • Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường.
  • Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu.
  • Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu.

– Ý nghĩa của hô hấp

Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể → Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường.

II. Cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng

  • Hệ hô hấp gồm:
    • Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản
    • 2 lá phổi: lá phổi phải (3 thùy), lá phổi trái (2 thùy)
  • Chức năng:
    • Đường dẫn khí có chức năng: dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
    • Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
Đọc thêm:  “Luffy Cute – Hình nền đáng yêu nhất cho người hâm mộ One Piece”

Trả lời Sinh 8 Bài 20

Câu hỏi trang 65

– Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?

– Hô hấp gồm những giai doạn chú yếu nào (hình 20 – 1)

– Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?

Trả lời:

– Sự thở (còn được gọi là sự thông khí ở phổi) chí là biểu hiện bên ngoài, thấy được sự hô hấp, sự trao đổi khí ở tế bào mới là thực chất của hô hấp.

* Sự trao đổi khí ở phổi:

– Nhờ hoạt động của các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích của lồng ngực mà ta thực hiện dược các dộng tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy mới có đủ O2 cung cấp thường xuyên cho máu.

– Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là 1 cử dộng hô hấp. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.

– Sự trao đổi khí ở phối theo cơ chế khuếch tán (các khí được khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp):

* Sự trao đổi khí ở tế bào: Sự trao đổi khí ở tế bào theo cơ chế khuếch tán (thuận chiều građien nồng độ) từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

– Các cơ quan hô hấp chỉ thực hiện 2 giai đoạn đầu là không khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi.

– Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là trao đổi khí, nhưng muốn có trao đổi khí liên tục thì khổng khí trong phổi phải được thường xuyên đổi mới nhờ chức năng thông khí ở phổi. Chức năng này được thực hiện nhờ sự phối hợp bởi hệ thần kinh, hệ cơ (lồng ngực và các cơ quan hô hấp) và các bộ phận của đường dẫn khí.

Đọc thêm:  Hướng dẫn quay video Instagram với chế độ rảnh tay

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 20 trang 67

Bài 1 (trang 67 SGK Sinh học 8)

Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

Gợi ý đáp án

  • Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
  • Oxi đi vào cơ thể được sử dụng để oxi hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Bài 2 (trang 67 SGK Sinh học 8)

So sánh hệ hô hấp ở người với hệ hô hấp ở thỏ?

Gợi ý đáp án

  • Giống nhau :
    • Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
    • Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
    • Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
    • Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.
    • Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.
  • Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

Bài 3 (trang 67 SGK Sinh học 8)

Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi chẳng còn oxi để nhận.

Gợi ý đáp án

Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. 02 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ 02 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Bài 4 (trang 67 SGK Sinh học 8)

Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương) ?

Gợi ý đáp án

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.

Đọc thêm:  [Review] Trường Mầm Non Pororo – Hải Phòng

Trắc nghiệm Sinh 8 bài 20

Câu 1: Q uá trình hô hấp bao gồm

A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi

B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào

C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào

D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.

Câu 2: Cơ quan nào không có ở đường dẫn khí trong hệ hô hấp?

A. Hầu

B. Thanh quản

C. Phổi

D. Sụn nhẫn

Câu 3: C ác cơ quan thuộc đường dẫn khí là:

A. Họng

B. Thanh quản

C. Phế quản

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Cơ quan nào có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc?

A. Mũi B. Họng C. Thanh quản D. Phổi

Câu 5: Cơ quan nào có chứa tuyến amidan và V.A có chứa các tế bào limpo

A. Mũi

B. Họng

C. Thanh quản

D. Phổi

Câu 6: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

A. Họng và phế quản.

B. Phế quản và mũi.

C. Họng và thanh quản

D. Thanh quản và phế quản.

Câu 7: T rong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Câu 8: Cơ thể người có khoảng bao nhiêu phế nang?

A. 500-600 triệu phế nang

B. 600-700 triệu phế nang

C. 700-800 triệu phế nang

D. 800-900 triệu phế nang

Chọn đáp án: C

Câu 9: Đơn vị cấu tạo của phổi là

A. Phế nang

B. Phế quản

C. 2 lá phổi

D. Đường dẫn khí

Câu 10: Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?

A. Sụn nhẫn

B. Sụn thanh thiệt

C. Sụn giáp trạng

D. Tất cả các đáp án trên

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button