Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam Soạn văn 8 tập 1 bài 10 (trang 104)
Nhằm giúp học sinh ôn tập lại kiến thức về tác phẩm truyện kí Việt Nam được học trong chương trình Ngữ Văn học kì I của lớp 8. th-thule-badinh-hanoi.edu.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam.
Tài liệu được giới thiệu sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Soạn văn Ôn tập truyện kí Việt Nam – Mẫu 1
I. Ôn tập kiến thức
Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học – Thanh Tịnh (1911 – 1988)
Truyện ngắn
Tự sự
Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả được những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, đặc biệt là buổi đầu đi học qua
Nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm, hình ảnh trong sáng giản dị…
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng (1918 – 1982)
Hồi ký
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
Hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng…
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn, 1939) – Ngô Tất Tố (1893 – 1954)
Tiểu thuyết
Tự sự kết hợp miêu tả
Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực
Bút pháp hiện thực….
Lão Hạc – Nam Cao (1917 – 1951)
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm
Truyện đã khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ
Miêu tả tâm lí nhân vật, khắc họa nội tâm nhân vật
Câu 2. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
* Giống nhau:
– Các văn bản trên đều là văn tự sự, được xếp vào truyện – kí hiện đại (1930 – 1645).
– Nội dung đều hướng đến khắc họa hình ảnh những con người trong xã hội với cuộc đời phải chịu nhiều bất công, cực khổ
– Đều có lối viết chân thực gắn với đời sống.
* Khác nhau: Nội dung, tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm khác nhau.
– Văn bản Trong lòng mẹ (bài 2): Người phụ nữ phải chịu bất công bởi những hủ tục trong xã hội xưa.
– Văn bản Tức nước vỡ bờ: Người nông dân bị bóc lột bởi sưu cao thuế nặng phải vùng lên phản kháng.
– Văn bản Lão Hạc: Sự khổ cực của người nông dân trong xã hội: đói nghèo, bệnh tật nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp.
Câu 3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
* Học sinh tự lựa chọn theo cảm nhận của bản thân.
* Gợi ý:
– Nhân vật yêu thích: Chị Dậu.
– Lý do: Hình ảnh chị Dậu được Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng chân thực. Chị hiện lên là một người phụ nữ với những vẻ đẹp đáng trân trọng.
- Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang và hết mực yêu thương chồng con.
- Chị cũng là một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng.
- Nhưng khi cần, chị cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái bất công, xấu xa.
II. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Dựa vào truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
Gợi ý:
Buổi đầu tiên đến trường dự lễ khai giảng của tôi có thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Hôm ấy, tôi đã thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị sách vở thật đầy đủ. Đúng bảy giờ, bà ngoại chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp vốn đã rất thân quen. Bầu trời hôm nay dường như cao và xanh hơn mọi ngày. Tôi ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường mà lòng cảm thấy bồi hồi. Dù đã đến trường nhận lớp và được làm quen với thầy cô, bạn bè trước đó. Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng háo hức. Tôi mặc bộ đồng phục mới, đi đôi dép mà mẹ đã tặng cho tôi và cùng bà bước vào trường. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng của lớp tôi để đón các bạn học sinh. Tôi chào tạm biệt bà và ngồi vào chỗ theo sự sắp xếp của cô. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật trịnh trọng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng, lời phát biểu của anh chị học sinh cuối cấp và của một bạn học sinh lớp Một. Cuối buổi lễ, thầy hiệu trưởng đã thay mặt thầy cô đánh tiếng trống khai trường. Khi nghe tiếng trống ấy, tôi cảm thấy bồi hồi và thật xúc động. Buổi khai trường đầu tiên của tôi đã trở thành một kí ức thật đẹp đẽ.
Câu 2. Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao).
Gợi ý:
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
– Đưa ra đánh giá chung về tác phẩm Lão Hạc.
2. Thân bài
a. Câu chuyện Lão Hạc bán chó và sự day dứt của lão
* Hoàn cảnh của lão Hạc:
– Một ông nông dân già yếu, không nơi nương tựa: sống một mình, tự kiếm ăn nuôi thân, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
– Sau một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà anh con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.
=> Hoàn cảnh vô cùng khó khăn, khổ cực.
* Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xoay quanh việc bán cậu Vàng:
– Tình cảm đối với cậu Vàng:
- Cho ăn bằng một cái bát lớn như của nhà giàu, có gì ăn cũng gắp cho nó cùng ăn.
- Khi rảnh rỗi còn đem nó ra tẳm rửa, bắt giận.
- Mỗi khi lão uống rượu có đồ nhắm ngon lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con cháu trong nhà.
- Thường xuyên tâm sự với nó, vỗ về ôm ấp.
=> Đối xử giống như với một con người.
– Quyết định bán cậu Vàng: vô cùng khó khăn, trăn trở giống như phải quyết định một việc trọng đại trong đời.
– Diễn biến tâm trạng sau khi bán chó: Sáng hôm sau, lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại toàn bộ sự việc.
- Cố làm ra vẻ vui mừng: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ”, nhưng thực ra lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước.
- “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”
- Lão hu hu khóc…
- Tự trách bản thân mình đã già rồi còn đi lừa một con chó: “Khốn nạn… Ông giáo ơi!… như thế này à?”
- Chua chát bảo với ông giáo: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta phải hóa kiếp cho nó…”
- Lão cười và ho sòng sọc, Lão nói xong lại cười đưa đà… Nụ cười dường như để nén đi nỗi đau đơn khi mất đi “người bạn” duy nhất.
=> Nam Cao đã khắc họa chân thực nỗi đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
b. Cái chết đầy bất ngờ của Lão Hạc
– Hoàn cảnh: Lão nhờ cậy ông giáo hai việc.
- Trong nom hộ mảnh vườn, khi thằng con trai về sẽ giao lại cho nó.
- Mang hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo giữ hộ để khi mình chết thì nhờ ông giáo và bà con lo liệu ma chay cho mình.
=> Chuẩn bị trước cho cái chết của bản thân.
– Diễn biến:
- Lão đến xin Binh Tư một ý bả chó và nói dối rằng dạo này có con chó hay đến vườn nhà lão nên muốn đánh bả nó. Nếu được lão sẽ mời hắn uống rượu.
- Nhưng thực ra lão Hạc dùng số bả chó ấy để tự tử.
– Hình ảnh lão Hạc khi chết đầy ám ảnh: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người lão chốc chốc lại bị giật mạnh một cái. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.”
=> Cái chết dữ dội, đau đớn và thê thảm của một con người lương thiện.
c. Nghệ thuật
– Cái hay của truyện ở miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật:
- Diễn biến tâm lí của lão Hạc xoay quanh việc bán chó.
- Sự thay đổi trong thái độ của ông giáo.
– Tác dụng của tình huống truyện bất ngờ: làm cho câu chuyện trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn.
– Điểm đặc sắc trong xây dựng nhân vật: khắc họa chân thực từ ngoại hình, hành động đến diễn biến nội tâm, đặc biệt là khả năng miêu tả nội tâm nhân vật.
– Việc kể chuyện bằng lời của nhân vật “tôi” sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực hơn.
3. Kết bài
Cảm nhận của người viết khi đọc xong truyện ngắn Lão Hạc.
Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam – Mẫu 2
Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học – Thanh Tịnh (1911 – 1988)
Truyện ngắn
Tự sự
Diễn tả được những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, đặc biệt là về ngày đầu tiên đi học.
Nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm, hình ảnh trong sáng giản dị…
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng (1918 – 1982)
Hồi ký
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhà văn khi còn thơ ấu. Đồng thời tác giả cũng muốn khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
Hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng…
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn, 1939) – Ngô Tất Tố (1893 – 1954)
Tiểu thuyết
Tự sự kết hợp miêu tả
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực
Bút pháp hiện thực, ngôn ngữ đối thoại độc đáo…
Lão Hạc – Nam Cao (1917 – 1951)
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm
Khắc họa chân thực cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước cách mạng cùng với đó là phẩm chất cao quý của họ
Miêu tả tâm lí nhân vật, khắc họa nội tâm nhân vật
Câu 2. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
a. Giống nhau:
- Nội dung: Khắc họa những con người trong xã hội đương thời, mang tinh thần nhân đạo (phê phán xã hội đương thời, xót thương cho những số phận bất hạnh…)
- Nghệ thuật: Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; bút pháp hiện thực sinh động; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật;…
b. Khác nhau
– Văn bản Trong lòng mẹ (bài 2): Người phụ nữ phải chịu bất công bởi những hủ tục trong xã hội xưa.
– Văn bản Tức nước vỡ bờ: Người nông dân bị bóc lột bởi sưu cao thuế nặng phải vùng lên phản kháng.
– Văn bản Lão Hạc: Sự khổ cực của người nông dân trong xã hội: đói nghèo, bệnh tật nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp.
Câu 3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Gợi ý:
Nhân vật yêu thích nhất của tôi là lão Hạc. Nhân vật này được Nam Cao khắc họa hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Trước hết, lão Hạc là một con người nhân hậu, giàu tình yêu thương. Lão yêu thương và coi Vàng như một người bạn, cảm thấy day dứt, tội lỗi khi đã lừa bán nó. Không chỉ vậy, lão là một người lương thiện, giàu lòng tự trọng. Dù cuộc sống nghèo khổ, n hưng lão vẫn không muốn làm phiền đến hàng xóm vì lão hiểu ai cũng nghèo khổ như mình cả. Lão cùng là một người cha hết mực yêu thương con, thà chết đi cũng không muốn đụng đến của hồi môn của con.