Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 36 sách Chân trời sáng tạo tập 2

Bài Soạn văn 7: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội, sẽ được th-thule-badinh-hanoi.edu.vn giới thiệu đến các bạn học sinh.

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo tài liệu chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Câu 1. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ 1, 6, 8, 9.

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

1

6

8

1

2

8

8

1

1

9

8

2

2

Câu 2. Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

– Các cặp vần:

  • Câu 3: vần cách (thầy – tày)
  • Câu 5: vần cách (cả – ngã)
  • Câu 7: vần cách (non – hòn)
  • Câu 8: vần cách (bạn – cạn)

– Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, trở nên dễ thuộc dễ nhớ.

Câu 3. Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay trèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

– Ý nghĩa:

  • “ăn quả”: nghĩa đen là thưởng thức quả ngọt; nghĩa bóng là hưởng thụ thành quả
  • “nhớ kẻ trồng cây”: nghĩa đen là người chăm sóc vun trồng cây cối; nghĩa bóng là biết ơn, trân trọng người đã tạo ra thành quả
  • “sóng cả”: nghĩa đen là sóng to, lớn; nghĩa bóng là khó khăn, thử thách
  • “ngã tay chèo”: nghĩa đen là chèo không vững; nghĩa bóng là nản chí, bỏ cuộc
  • “mài sắt”: nghĩa đen nói về công việc mài sắt; nghĩa bóng nói về việc rèn luyện bản thân
  • “nên kim”: nghĩa đen nói về kết quả thành chiếc kim, nghĩa bóng là làm nên thành công
Đọc thêm:  Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo (10 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 11 năm 2023 – 2024

– Biện pháp tu từ: Ẩn dụ

Câu 4. Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Gợi ý:

“Mất lòng” là không bằng lòng về một hành vi, thái độ nào đó. Từ này được dùng cho con người. Còn “kiếm” là động từ, chỉ hành động tìm cho thấy, cho có được, thường dùng cho sự vật. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp với nhau. Trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm” (mất lòng khó kiếm – mất của dễ tìm). Việc kết hợp như vậy sẽ tạo ra sự đăng đối, bất ngờ và thú vị.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button