Soạn bài Lòng dân (tiếp theo) trang 29 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 – Tuần 3

Soạn bài Tập đọc Lòng dân (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 trang 29, 30, 31 – Tập 1. Đồng thời, cũng giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 3.

Bài soạn Lòng dân (Tiếp theo) được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, còn giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em tải miễn phí bài soạn Sắc màu em yêu trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

Bài đọc

Từ khó

  • Tía (tiếng Nam Bộ): cha.
  • Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy.
  • (tiếng Nam Bộ): này.

Hướng dẫn đọc

  • Đọc đúng một văn bản kịch.
  • Ngắt giọng, phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
  • Đúng ngữ điệu các loại câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm nghĩ trong bài.
  • Giọng thay đổi linh hoạt phù hợp với tính cách từng nhân vật, từng tình huống.
  • Ngữ điệu của từng nhân vật. Ngữ điệu phù hợp với từng kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câukhiến, câu cảm.
Đọc thêm:  4 lý do khiến điều hòa đột ngột bị ngắt khi đang chạy vàcách khắc phục

Nội dung chính của Lòng dân (tiếp theo)

Dì Năm tiếp tục giả nhận chú cán bộ làm chồng, bé An cũng không sợ hãi, nhận chú làm ba. Dì Năm còn lấy giấy tờ để chứng minh chú cán bộ là chồng mình. Nhờ vậy mà bọn cai, lính bị lừa, không bắt cán bộ.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 31

Câu 1

An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Trả lời:

An trả lời tụi lính ông này (chỉ người cán bộ) không phải tía, làm cho bọn chúng cứ tưởng An sợ sẽ khai thật. Nhưng không ngờ An cũng là một cậu bé dũng cảm, thông minh như mẹ mình. An nói tiếp: Cháu.. kêu bằng ba, chứ hổng phải tía, làm cho bọn chúng cụt hứng, trơ trẽn.

Câu 2

Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Trả lời:

Dì Năm ứng xử với tên cai rất thông minh, qua các chi tiết: kéo dài thời gian để ngầm báo với chú cán bộ về tuổi người chồng và cha chồng thật của dì Năm, qua đó người cán bộ sẽ trả lời với tên Cai trùng khớp với ý dì Năm.

+ Giả vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào.

+ Lấy giấy tờ của chồng (thật), nói tên tuổi của chồng, tên bố chồng để người cán bộ biết mà nói theo khi bọn giặc có hỏi để trả lời.

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Hình Ảnh Thành Phố Buồn Với Hơn 999+ Hình Ảnh Chất Lượng Cao 4K

Câu 3

Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Trả lời:

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì nội dung vở kịch đã thể hiện tinh thần bảo vệ cán bộ cách mạng của người dân trong bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó ca ngợi tấm lòng của dân đối với cách mạng. Người cán bộ cách mạng dù ở đâu cũng được dân che chở, nuôi giấu.

Câu 4

Phân vai, đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.

Trả lời:

Học sinh tự phân vai và đọc diễn cảm vở kịch theo hướng dẫn của giáo viên. Chú ý ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của nhân vật và tình huống căng thẳng đầy kịch tính của vở kịch.

Ý nghĩa bài Lòng dân (tiếp theo)

Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button