SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4

SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4được th-thule-badinh-hanoi.edu.vn biên soạn gửi tới bạn đọc nội dung thí nghiệm khi sục khí SO2vào dung dịch nước Clo, dưới đây là nội dung chi tiết phương trình phản ứng SO2 ra H2SO4. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng SO2 tác dụng nước Clo

2. Điều kiện phản ứng xảy ra phản ứng SO2 Cl2

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng sau phản ứng SO2 Cl2

Nước Clo từ từ mất màu vàng nhạt

4. Tính chất hóa học của SO2

Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

SO2 là oxit axit

4.1. Lưu huỳnh đioxit tác dụng với nước

SO2 + H2O ⇋ H2SO3

4.2. Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với dung dịch bazơ

(có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O

4.3. Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối

SO2 + CaO → CaSO3

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Top 999+ Hình Nền Kính Vỡ 3D Full 4K Đẳng Cấp

SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa

(do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)

4.4. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

4.5. Lưu huỳnh đioxit là chất khử

2SO2 + O2 ⇋ 2SO3 (V2O5, 4500C)

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4+ 2H2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Nhỏ từng giọt dung dịch SO2 vào nước Clo. Sau phản ứng thấy hiện tượng gì

A. Không có hiện tượng gì

B. Nước clo từ từ mất màu vàng nhạt

C. Dung dịch có màu vàng

D. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ hóa xanh

Câu 2. Cho phương trình phản ứng sau SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

Cl2 đóng vai trò gì trên phản ứng trên.

A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

B. Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.

C. Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.

D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

Câu 3. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Vai trò của lưu huỳnh đioxit là

A. oxi hóa

B. vừa oxi hóa, vừa khử

C. khử

D. Không oxi hóa khử

Câu 4. Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) tác dụng với 300ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được?

A. 18,9 gam

B. 9,45 gam

C. 14,18 gam

D. 28,35 gam

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Hình Ảnh Hút Thuốc Nghệ Thuật Với Hơn 999+ Hình Ảnh Chất Lượng Cao Full 4K

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về clo?

A. Tan trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt

B. Chỉ thể hiện tính oxi hóa

C. Tác dụng với hiđro tạo thành hỗn hợp nổ

D. Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, độc

Câu 6. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

B. Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Câu 7. Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI thì thấy:

A. Cả 4 dung dịch đều tạo kết tủa.

B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.

C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.

D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo ra kết tủa.

Câu 8. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do

A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.

B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

C. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.

D. SO2 là một oxit axit.

Câu 9. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

Đọc thêm:  Tránh mất tiền oan khi sử dụng dịch vụ thông cống với các mẹo xử lý tắc cống

A. S có mức oxi hóa trung gian.

B. S có mức oxi hóa cao nhất.

C. S có mức oxi hóa thấp nhất.

D. S còn có một đôi electron tự do.

Câu 10. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau:

A. cho lưu huỳnh cháy trong không khí.

B. đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.

C. cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4.

D. cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

Câu 11. Nhận định nào sau đây là sai?

A. S vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.

C. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa.

D. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.

Câu 12. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4→ 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1 : 2

B. 1 : 3

C. 3 : 1

D. 2 : 1

Câu 13. Sục khí SO2 vào cốc đựng nước cất cho quỳ tím vào dung dịch thu được quỳ tím sẽ A. chuyển màu đỏ.

B. chuyển màu xanh.

C. không chuyển màu.

D. mất màu.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button