So sánh đạo đức và pháp luật Phân biệt đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

Vậy đạo đức và pháp luật có những điểm gì giống và khác nhau? Mời các bạn lớp 12 hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

So sánh đạo đức và pháp luật

*Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật

  • Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội đối với con người
  • Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
  • Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính cộng đồng
  • Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
  • Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
Đọc thêm:  Danh sách 100 tên chó, mèo phổ biến và độc đáo nhất năm 2023

*Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

Tiêu chí Đạo đức Pháp luật Khái niệm Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguồn gốc hình thành Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật Nội dung Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống Các quy tắc xử sự (việc được làm, không được làm…) Hình thức thể hiện Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,… 1 hình thức: Văn bản pháp luật Phương thức tác động Giáo dục, tuyên truyền Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước Tính chất Không bắt buộc Bắt buộc Không thực hiện Không bị xử phạt Bị xử lý theo quy định của pháp luật Chủ thể ban hành Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đọc thêm:  [Review] Trường tiểu học và THCS Thực hành Sư phạm – Nghệ An

Phân biệt đạo đức và pháp luật

*Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

* Khác nhau:

– Đạo đức:

  • Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.
  • Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.
  • Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.

– Pháp luật:

  • Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.
  • Tính chất: Bắt buộc.
  • Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.
  • Phương thức bảo đảm thực hiện: Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Như vậy trong bài viết này th-thule-badinh-hanoi.edu.vn đã giúp các bạn phân biệt được thế nào là đạo đức, thế nào là pháp luật. Từ đó giúp các bạn nắm được kiến thức về pháp luật.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button