Sinh viên các nước ‘mất 2-10 phút’ đăng ký tín chỉ

Tại Đại học California – Berkeley (Mỹ), Trương Thời Tiến, 23 tuổi, sinh viên năm cuối, cho biết một năm học có hai học kỳ, gồm kỳ mùa thu (tháng 8-12) và mùa xuân (tháng 1-5 năm sau). Trước mỗi học kỳ, sinh viên có ba đợt đăng ký tín chỉ, mỗi đợt kéo dài khoảng 20-70 ngày. Tiến nói việc này giúp sinh viên có thời gian tìm hiểu kỹ thời khóa biểu, chương trình học, thậm chí gặp giáo sư để được tư vấn chọn môn phù hợp. Số tín chỉ nhiều nhất mà sinh viên được đăng ký một kỳ là 20,5 (khoảng 5 môn).

Theo Tiến, hệ thống đăng ký tín chỉ của trường khá thuận tiện. Đầu tiên, thời gian mở cổng đăng ký khác nhau giữa từng sinh viên để tránh nghẽn mạng. Vì phải học đủ tín chỉ chuyên ngành, sinh viên mới được tốt nghiệp nên hệ thống sẽ ưu tiên để sinh viên đăng ký thành công các môn thuộc chuyên ngành. Tiến lấy ví dụ với ngành Kinh tế, theo chương trình hai năm cuối, cậu bắt buộc học ba môn Vi mô, Vĩ mô và Phân tích kinh tế. Tiến được chọn thêm 5 môn chuyên ngành và 7 môn khác. “Các môn tự chọn như Khởi nghiệp, Lịch sử, Sinh học có thể không đăng ký ngay được, còn chuyên ngành thì hiếm khi mình không có lớp”, nam sinh cho biết.

Tiếp đó, Tiến quan tâm đến giảng viên. Đại học California – Bekerley có hai website, một để thống kê điểm mà giảng viên đã chấm trong học kỳ trước; nền tảng còn lại cho phép sinh viên đọc bình luận về giảng viên từ người học. “Nếu một giảng viên cho nhiều điểm A, A+, có thể thầy cô đó dễ tính, cho điểm rộng tay. Hai website là căn cứ hữu ích để sinh viên hiểu hơn về người dạy”, Tiến nói, cho biết mất nhiều thời gian tìm hiểu chương trình, giảng viên, còn thao tác đăng ký tín chỉ khoảng ít phút, chưa từng thấy hệ thống “sập” hay bị lỗi.

Đọc thêm:  [Review] Trường THPT Lê Lợi – Hà Nội

Tiến tại khuôn viên Đại học California – Berkerley, tháng 11/2021. Ảnh:Nhân vật cung cấp.

Lê Thị Mỹ Duyên, sinh viên ngành Marketing, Đại học Seneca College (Canada), cũng mất chưa đến hai phút để đăng ký tín chỉ. Duyên cho biết mỗi học kỳ, nhà trường sẽ thông báo những môn sinh viên bắt buộc phải học và đưa ra nhiều lựa chọn về thời gian lên lớp với mỗi môn.

Trong học kỳ mùa xuân sắp tới, Duyên phải học 5 môn bắt buộc. Phần mềm của trường sẽ sắp xếp và đưa ra khoảng 20 lựa chọn về thời khóa biểu. “Sinh viên không thích đi học quá sớm có thể chọn những lớp bắt đầu sau 9h. Nếu bận, bạn chỉ cần loại trừ những ngày phải đi làm, hệ thống sẽ đưa ra lịch học phù hợp, nhưng ít lựa chọn hơn”, Duyên cho biết.

Cô cũng không gặp tình trạng hệ thống đăng ký quá tải, lỗi. Ở trường, sinh viên có nhu cầu đăng ký môn học sớm sẽ được xếp vào đợt đầu, số còn lại xếp vào lượt thứ hai, sau đó một vài ngày. Trước ngày đăng ký chính thức, hệ thống được mở để sinh viên xem các môn học, lựa chọn thời khóa biểu và lưu lại. Ngày đăng ký chính thức, sinh viên vào xem lại lịch đã lưu và bấm đăng ký.

Nguyễn Trung Sơn, sinh viên Đại học Manchester Metropolitan (Anh), cũng được trường sắp xếp các môn học và thời khóa biểu. Đầu học kỳ, sinh viên được trường thông báo các môn học và lịch lên lớp. Mỗi môn học ở trường của Sơn được tính 15 tín chỉ, riêng luận án là 30 tín chỉ. Một năm, sinh viên phải hoàn thành 120 tín chỉ. Với phương thức này, Sơn không phải lo lắng về việc đăng ký học phần.

Đọc thêm:  Honda ra mắt siêu phẩm xe côn tay giá rẻ ngang Wave Alpha tại Việt Nam, dễ gây sốt hơn cả Winner X

Tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hàn Quốc (KAIST), Lê Quang Huy, sinh viên năm hai, cho biết có ba đợt đăng ký tín chỉ. Đợt một kéo dài một ngày, cho phép tất cả sinh viên đăng ký những môn muốn học, không phân biệt ai trước, sau. Với những lớp vượt giới hạn, giáo sư có thể tăng mức tối đa để nhận tất cả người đăng ký, nhưng theo Huy, không phải lớp nào cũng có thể “nới trần”. Do đó, cách thứ hai được áp dụng với các lớp quá tải là lọc ngẫu nhiên. “Có thể không mất môn nào hoặc mất cả 6 môn là bình thường”, Huy nói.

Đợt đăng ký thứ hai diễn ra trong hai ngày tiếp theo, sinh viên có thể đăng ký vào các lớp còn trống. Huy nhận định giai đoạn này giống việc đăng ký tín chỉ tại Việt Nam, bởi sinh viên nào đăng ký trước sẽ được chấp nhận trước. Để tránh quá tải, hệ thống đưa mọi thao tác vào danh sách chờ, rồi xử lý từng lệnh theo thứ tự. Huy mất khoảng 5 phút để thao tác và được đưa vào danh sách chờ, rồi thêm vài phút để hệ thống xử lý. “Tổng thời gian đăng ký khoảng 10 phút”, Huy nói.

Trước và sau khi học kỳ bắt đầu một tuần, hệ thống đăng ký tín chỉ của KAIST mở đợt ba. Sinh viên được tự do đăng ký hoặc hủy các môn đã đăng ký, kể cả đã học. Ngoài ra, đợt này cho phép sinh viên đăng ký học cải thiện, học lại, bổ sung, nhưng phải được giáo sư và văn phòng khoa cho phép.

Đọc thêm:  Tiếng Anh lớp 4 Unit 4: Lesson Six Unit 4 trang 37 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Huy ở vị trí 1.599 trong danh sách chờ, được yêu cầu đợi khoảng 70 giây để hệ thống xử lý trong đợt đăng ký tín chỉ đầu tháng 1/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giáo sư danh dự Đại học Utah, Mỹ – Trương Nguyện Thành nhận định chương trình tại các đại học nước ngoài tương đối ổn định. Trường thường thông báo lịch học cho sinh viên từ đầu năm, nên nếu các em đã dành thời gian nghiên cứu và lập kế hoạch học tập từ sớm, quá trình đăng ký tín chỉ, môn học tương đối nhẹ nhàng. Trong trường hợp muốn được mở thêm lớp, sinh viên có thể đề nghị khoa, trường và ông Thành đánh giá việc này không quá khó khăn.

Tuy nhiên, việc đăng ký tín chỉ ở các trường đại học nước ngoài không phải hoàn toàn thuận lợi, theo đánh giá của du học sinh.

Trương Thời Tiến cho biết những sinh viên trong danh sách chờ sẽ không được thông báo kết quả ngay. Khi học kỳ bắt đầu, nhóm này vẫn được theo học lớp đã đăng ký, sau đó khoảng 1-2 tuần mới biết kết quả mình có trở thành sinh viên chính thức của lớp đó hay không. Tiến đánh giá sinh viên được nhận sẽ không gặp khó khăn để bắt nhịp chương trình, nhưng nếu không trở thành sinh viên chính thức của lớp, việc này gây mất thời gian, công sức.

Còn với Nguyễn Trung Sơn, việc được xếp sẵn lịch học khiến cậu cảm thấy bị động, bởi không thể chọn lịch học như mong muốn. “Ngoài việc học, sinh viên vẫn có những kế hoạch khác, khi áp một khung cứng như thời khóa biểu học sinh phổ thông thì mình khó mà linh hoạt được”, Sơn nói.

Thanh Hằng – Nhật Lệ

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button