QC là gì? QC là làm gì? Những thông tin thú vị về ngành QC

Với sự phát triển thời đại 4.0 nhiều máy móc thiết bị phát triển tuy nhiên vẫn có ngành nghề cần bởi con người kiểm soát, đây còn hay được gọi là bộ phận QC. Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào được ra mắt trên thị trường đều cần thông qua từ bộ phận QC này. Vậy QC là gì? Nghề QC là làm gì? Để hiểu rõ hơn chi tiết về ngành nghề này, hãy cùng ReviewEdu tham khảo bài viết dưới đây nhé!

QC là gì? QC viết tắt của từ gì? Những điều cần biết về QC

QC từ viết tắt của Quality Control. QC sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. Mà qua đó doanh nghiệp tìm cách đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được sản xuất ra tuân theo quy trình đã đề ra. Hoặc các sản phẩm có chất lượng. Đáp ứng được nhu cầu khắt khe của khách hàng đề ra.

Những điều cần biết về QC

Các biện pháp kiểm soát chất lượng từ QC sẽ giúp tiêu chuẩn hóa các quá trình sản xuất. Hạn chế sai sót bằng cách xác định rõ hoạt động sản xuất nào và được nhân viên hoàn thành. Né tránh mắc phải những lỗi không đáng có. Bởi Việc tạo ra một sản phẩm rất tốn kém. Mất thời gian và có thể mất an toàn cho con người nếu không được kiểm soát tốt. Những vấn đề khiếu nại từ khách hàng khi công ty đưa các sản phẩm bị lỗi đến tay người tiêu dùng là điều không mong muốn. Đôi khi còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khách hàng. Chính vì vậy việc kiểm soát chất lượng đảm bảo rằng các sản phẩm bị lỗi; hoặc không an toàn để sử dụng sẽ được xác định và tìm ra nguyên nhân; sau đó khắc phục một cách nhanh chóng.

Đọc thêm:  5 bộ phận ở phụ nữ càng hồng hào càng chứng tỏ khỏe mạnh

Mỗi ngành nghề sẽ có sự khác nhau của bộ phận QC

Rất nhiều lĩnh vực cần tới bộ phận này. Việc Quality Control được sử dụng trong một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sản phẩm hoặc ngành. Điển hình có thể thấy trong sản xuất dược phẩm; việc kiểm soát chất lượng bao gồm việc đảm bảo sản phẩm đúng tỉ lệ, dược tá,… Nên việc kiểm soát chất lượng sẽ lấy xét nghiệm hóa học và vi sinh đối với các mẫu từ dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên, đối với các ngành dịch vụ. Kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra quy trình phục vụ khách hàng; thúc đẩy nhân viên thực hiện đầy đủ các bước để khách hàng được trải nghiệm dịch vụ một cách tối ưu nhất. Đảm bảo đem đến sự hài lòng từ khách hàng.

Nhu cầu và tầm quan trọng của QC

Đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm; thì bộ phận QC có vai trò rất quan trọng trong công ty. Để có những sản phẩm đạt chất lượng; thì bộ phận QC có sứ mệnh đảm bảo rằng các vấn đề sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo nhất; với chất lượng tốt nhất.

Bộ phận QC làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất. Ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm đầu ra đều thuộc trách nhiệm của bộ phận này.

Đọc thêm:  Địa lí 10 Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất Soạn Địa 10 trang 14 sách Cánh diều

Tuy nhiên công việc của nhân viên QC diễn ra thường xuyên, liên tục; và đòi hỏi họ phải chịu áp lực công việc rất lớn. Chỉ một sơ xuất cũng có thể ảnh hưởng tới tên tuổi công ty; thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp.

Để trở thành QC cần học gì?

Có những ngành nghề khác nhau nên tính chất yêu cầu cũng sẽ khác nhau và đa dạng tùy thuộc vào từng ngành nghề. Dưới đây là một số yêu cầu để trở thành nhân viên QC

  • Bằng cử nhân: Ví dụ như nhân viên kiểm soát chất lượng thì cần bằng cử nhân Ngành Quản Trị Chất Lượng, Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Ngành Công Nghệ Thông Tin.
  • Các kỹ năng mềm cần thiết
  • Kinh nghiệm trong một vài ngành công nghiệp
  • Giấy phép và chứng chỉ cho một số ngành và doanh nghiệp
  • Có niềm yêu thích và đam mê với công việc

QC là làm gì? QC làm những công việc gì?

Phân chia theo năng lực chuyên môn: Bao gồm có manual QC (MQC) và automation QC (AQC). MQC là người không nhất thiết phải có kỹ năng về lập trình, còn AQC sẽ là người cần phải có chuyên môn về lập trình.

Ngoài ra, phân chia theo công đoạn làm việc: Gồm các khâu IQC, PQC và OQC.

Nhân viên IQC (Input Quality Control) kiểm soát chất lượng đầu vào

Công việc của nhân viên IQC chính là kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và giải quyết các vấn đề phát sinh như lỗi, hư hỏng với nhà cung cấp hay đối tác trong quá suốt quá trình sản xuất sản phẩm.

Nhân viên PQC (Processing Quality Control) kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất luôn đảm bảo các sản phẩm đúng quy trình, giai đoạn và không phát sinh lỗi. Bên cạnh đó, sẽ tham gia giải quyết các vấn đề với khách hàng khi có khiếu nại về chất lượng của sản phẩm.

Nhân viên OQC (Output Quality Control) kiểm soát chất lượng đầu ra

Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi được hoàn thành, đảm bảo sản phẩm chất lượng được đến tay người tiêu dùng.Cũng tham gia vào giải quyết các khiếu nại từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm.

Đọc thêm:  Học ngay cách làm bánh rán trà xanh nhân socola thơm ngon đậm vị tại nhà

Các công việc khác

  • Giám sát công đoạn bảo quản hàng hóa đúng quy trình. Đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Giám sát nguồn nguyên liệu nhập để tránh hao hụt
  • Được quyền lập biên bản xử lý công nhân phạm lỗi nghiêm trọng về kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • Đào tạo nghiệp vụ cho công nhân mới
  • Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

QC trong các lĩnh vực nào?

QC có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, phát triển phần mềm, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc, cơ khí,…

Kết luận

QC một ngành nghề nghe có vẻ mới lại nhưng lại rất cần thiết ở trong doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội việc làm cho nhiều người có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. Bởi có kiểm soát chất lượng trong một doanh nghiệp giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và thành công chung của một doanh nghiệp. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã biết QC là làm gì rồi phải không. Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt nghề nghiệp tương lai nhé!

Xem thêm:

Tiền tệ là gì? Tiền tệ xuất hiện khi nào? Bản chất, chức năng và lịch sử ra đời của tiền tệ

Quầng mặt trời là gì? Hiện tượng vòng tròn quanh mặt trời có mang đến điềm xấu hay không?

Khi nào dùng s es? Hướng dẫn cách thêm s, es vào động từ, danh từ và cách phát âm

Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất

Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button