Người đàn ông tự sản xuất rượu trong ruột

Mongiardo cho biết các triệu chứng của anh xuất hiện lần đầu vào năm 2006, khi còn là giáo viên, huấn luyện viên tại một trường trung học ở New Jersey. Khi ấy, các đồng nghiệp phàn nàn rằng hơi thở của anh nồng nặc mùi rượu, dù anh chưa từng uống rượu ở nơi làm việc.

Sự việc khiến anh phải chuyển công tác sang một trường học ở ngoại ô New York. Đến năm 2018, anh bị cảnh sát buộc tội lái xe khi đang say xỉn, một lần nữa mất việc dù liên tục khẳng định mình không uống rượu. Máy đo báo hiệu nồng độ cồn trong hơi thở của anh là 0,18.

“Đó là lúc tôi mất tất cả. Tôi phải bán nhà, bán xe. Tôi không thể kiếm được việc trong ngành giáo dục, thậm chí ở cửa hàng tạp hóa. Tôi bị cáo buộc, đối mặt với án tù trong khi không uống rượu”, Mongiardo chia sẻ.

Sau sự việc, Mongiardo quyết định đến gặp bác sĩ Prasanna Wickremesinghe, chuyên khoa tiêu hóa tại một bệnh viện ở Staten Island. Anh được chẩn đoán mắc hội chứng ABS do gặp tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh. Thuốc có thể phá vỡ hệ vi sinh đường ruột, cho phép nấm và men xâm nhập. Khi carbohydrate từ quá trình ăn uống được đưa vào, ruột sẽ lên men rượu. Men rượu tạo ra ethanol, đi vào máu và đi khắp cơ thể.

“Điều này khiến bệnh nhân như thể đang say trong khi không uống rượu”, tiến sĩ Wickremesinghe giải thích.

Đọc thêm:  IPhone 14 có mấy SIM? Có dùng eSIM được hay không?

Mark Mongiardo gặp hội chứng ABS khiến ruột tự sản sinh men rươu. Ảnh: ABC

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, các bệnh nhân mắc hội chứng ABS do một số tình trạng khác như bệnh đường tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh. Các bệnh làm tăng nguy cơ mắc ABS gồm hội chứng ruột kích thích, vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức, hội chứng ruột ngắn, bệnh tiểu đường, béo phì, suy yếu miễn dịch.

Các triệu chứng ban đầu gồm sương mù não, mệt mỏi, chóng mặt, nói lắp, thay đổi tâm trạng, mê sảng. Người bệnh cũng có thể bị nhức đầu, ợ hơi, buồn nôn, nôn, khó tập trung.

Để giảm tình trạng say xỉn khi không uống rượu, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tránh thực phẩm chứa carbohydrate, đường tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mỳ ống, bánh ngọt, món tráng miệng.

Ông đã điều trị cho 30 bệnh nhân gặp tình trạng này, thường phải dùng thuốc chống nấm và ăn chế độ low-carb nghiêm ngặt. Wickremesinghe cho biết ông đang làm việc để nâng cao nhận thức cộng đồng về hội chứng ABS nhằm xác định nhiều bệnh nhân hơn, hy vọng thiết lập khuôn khổ để chẩn đoán và điều trị.

Thục Linh (Theo NY Post)

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button