Ngành truyền thông đa phương tiện nên học trường nào ở TP.HCM? Danh sách các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện tốt nhất
Bạn theo đuổi ước mơ với ngành truyền thông đa phương tiện. Nhưng không biết ngành truyền thông đa phương tiện nên học trường nào. Thì hãy cùng Reviewedu.net điểm qua một số ngôi trường có tham gia đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện này nhé!
Khái quát về ngành truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đa phương tiện là ngành tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông, công nghệ thông tin Marketing và Mỹ thuật; nhằm mục đích thiết kế, sáng tạo và xây nên các sản phẩm mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như: báo chí, quảng cáo, sản xuất phim, trò chơi, truyện…
Ngành Truyền thông đa phương tiện trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ đa phương tiện, về kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng. Khả năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngành truyền thông đa phương tiện nên học trường nào tại HCM?
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện ở nước ta hiện nay.
Học ngành truyền thông tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
- Trường Đại học HUTECH đào tạo sinh viên chuyên ngành này trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo.
- Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Game, website, đồ họa mô phỏng…kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Học ngành truyền thông tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)
- Cử nhân Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng sẽ được đào tạo kiến thức sâu sắc về xu thế phát triển của truyền thông trong thế giới phẳng. Cũng như có kỹ năng về nhiếp ảnh, truyền hình,làm báo online, hoạt hình, phim ảnh. Hiện tại nhà trường đang cố gắng hoàn thiện chất lượng của những chương trình học cho sinh viên.
Học ngành truyền thông tại trường Đại học FPT
- Giáo trình giảng dạy chuyên ngành truyền thông của trường Đại học FPT là bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới.
- Ngoài tiếng Anh, sinh viên còn được học tiếng Hoa… học tập và làm việc tại nước ngoài: từ năm nhất sinh viên ĐH FPT sẽ có 1-2 học kỳ học tập tại nước ngoài. Trau dồi kiến thức chuyên môn thực tế tại các doanh nghiệp, công ty từ 4 – 8 tháng…
Học ngành truyền thông tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM (HCM USSH)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM là một trong những trường hàng đầu về lĩnh vực đào tạo chuyên ngành truyền thông. Với kinh nghiệm lâu năm trong công cuộc giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại. Hứa hẹn sẽ là một nơi lý thú để sinh viên có thể học tập.
Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể vận dụng các kiến thức nền tảng về xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa liên quan và kiến thức chuyên ngành truyền thông vào công việc.
Bên cạnh đó còn có các trường như:
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Tây Đô
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Hùng Vương TP.HCM
- Đại học Gia Định
Những công việc thuộc ngành truyền thông đa phương tiện
Sau khi sinh viên ra trường có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực tại các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Quản lý, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo…
- Biên tập viên chuyên xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.
- Chuyên gia thiết kế: Làm công việc về thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, biển hiệu, phông nền làm phim quảng cáo… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
- Thiết kế website: thiết kế về giao diện, thiết kế chức năng website, hình ảnh và xây dựng nội dung website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.
- Thiết kế đồ họa 3D: Ứng dụng trong trò chơi giải trí, phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,..tại các công ty về thiết kế đồ họa 3D.
- Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo có liên quan đến
- Làm Giám đốc sản xuất, sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web…
Kết luận
Qua bài viết trên, có thể thấy việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp với bản thân không hề dễ, đặc biệt là với khối ngành truyền thông đa phương tiện. Mong rằng qua bài viết trên các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể quyết định sáng suốt và phù hợp khi lựa chọn cho bản thân hoặc con em mình nơi để gửi gắm và ươm mầm các tài năng trẻ cho đất nước sau này. Chúc các bạn thành công trong tương lai.