Mong ước một lần trở về Trung Thu xưa có được không?
Đến Trung Thu là mong chờ ba mang bánh được tặng từ cơ quan về, là được tự tay khui bánh và chọn lấy nhân bánh mình thích, là cùng lũ trẻ vác đèn lồng ra xóm chơi đến khuya. Đó là câu chuyện của tôi, một nhân viên văn phòng bình thường. Tôi đã từng có những cái Tết Trung Thu vui đến như vậy. Một cái Tết Trung Thu thiếu thốn nhưng đầy tiếng cười, là thời gian mà bao đứa gọi là “tuổi thơ dữ dội”.
Tham khảo thêm: Ý nghĩa sự tích Tết Trung thu
Nhân tiện th-thule-badinh-hanoi.edu.vn có chuyên mục bạn đọc chia sẻ, tôi cũng xin gửi đến một chút cảm xúc về ngày Tết Trung Thu của tôi khi xưa.
Chẳng phải tự dưng mà tôi lại nhớ đến Trung Thu xưa. “Nhạt nhẽo” là từ mà tôi dành cho những cái Tết Trung Thu thời nay.
Đối với tôi bây giờ, Trung Thu như là một ngày rất bình thường, là ngày mà tôi tất bật đặt bánh tặng người thân, tặng cho những mối quan hệ tôi cho là quan trọng. Nó không còn đúng với cái tên “Tết thiếu nhi” mà trước đây ba mẹ, ông bà tôi đã gọi.
Một lần, đồng nghiệp của tôi rủ đi từ thiện cho trẻ em mùa Trung Thu. Đến nơi tôi thấy những đứa bé khờ dại, mồ côi ba mẹ từ nhỏ nở những nụ cười ngây thơ mỗi khi chúng tôi phát bánh kẹo cho chúng. Nụ cười ấy khiến tôi nhớ đến ngày xưa, ngày mà tôi cùng những đứa đồng trang lứa phải chia nhau chiếc bánh, đó là thời gian đẹp nhất trong quảng đời của tôi.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, Trung Thu là những lần được ông nội cho bánh cốm, là đợi chờ được ăn bánh trung thu của ba mang về. Có khi Trung Thu cũng chẳng có chiếc bánh nào, trong xóm có vài đứa là được ba mẹ cho, rồi cả đám phải cắt sao cho vừa để chia cho cả chục đứa ăn.
Tuổi thơ đón Trung Thu là những đêm anh em tôi rủ nhau xuống phố, ba cho mấy đồng mua đèn trung thu giấy hình Doremon mà bị rớt sạch mất. Anh em về nhà hì hục lấy lon sữa bò ra đục đục, khoét khoét, gắn đền cầy vào để làm lồng đèn.
Trung Thu là những đêm cúp điện đến tối mù, người lớn vác ghế ra đầu ngõ ngồi tám chuyện với nhau, lũ trẻ cầm lồng đèn đi khắp xóm hát líu lo “Tết Trung Thu em rước đèn đi chơi…”.
Có đứa chẳng có tiền mua đầu lân, lấy cái ghế đẩu rồi cột cái chăn ở nhà để làm lân cho cả đám coi. Trung Thu của tôi là thế đó, thiếu thốn nhưng đầy tiếng cười.
Ngày tôi lớn tồng ngồng đi học xa, Trung Thu đầy đủ hơn xưa rất nhiều. Lũ trẻ được ba mẹ mua cho lồng đèn chạy bằng pin an toàn, không sợ cháy mà có nhạc khiến tụi nó rất thích.
Hồi trước được ăn bánh Trung Thu cũng là một điều gì đó rất sung sướng. Giờ thì khác rồi, đứa nào cũng được ba mẹ chăm lo đầy đủ hơn rất nhiều, một cái bánh Trung Thu tụi nó còn chê ngán mà chẳng thèm ăn.
Nhưng thời tôi đi học, Trung Thu vẫn là điều gì đó rất đặc biệt, nó khiến tôi nhớ về quê nhà. Nơi có tiếng dế kêu rít rít, nơi mà đứa trẻ trong xóm ùa ra vây quanh tôi đòi tôi cho kẹo, nơi mà những đứa lớn lớn như tôi tụ tập nói chuyện đến khuya mới thôi. Hơn thế nữa, nơi đó có ba mẹ tôi chờ.
Trung Thu không chỉ dành cho trẻ nhỏ, nó còn là ngày Tết đoàn viên. Giờ đây, cuộc sống ngày càng hối hả, Trung Thu tôi chẳng thiết tha về quê nữa, chẳng còn suy nghĩ mua dăm ba cái bánh, một hộp quà cho lũ nhỏ trong xóm và ba mẹ tôi.
Trung Thu bây giờ khiến tôi phải lo lắng tặng gì cho người này, mua trà nào người kia. Tôi chẳng muốn phải lo lắng như thế nữa, chỉ muốn Trung Thu thật sự là một cái Tết đoàn viên cho những đứa con xa xứ, là những ngày vui nhất của những đứa trẻ. Đơn giản nhưng sao khó quá!
Bạn sẽ quan tâm:
- Đâu mất rồi tiếng hát của trẻ em ngày Tết trung thu xưa
- Cùng ăn thử các vị bánh trung thu có nhân lạ và mới nhất hiện nay
Kinh nghiệm hay th-thule-badinh-hanoi.edu.vn
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!