Mẫu phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu phiếu nhập kho là biểu mẫu kế toán được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.

Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên với vật tư, hàng hóa mua ngoài. Lập thành 3 liên với vật tư tự sản xuất. Thủ kho giữ liên 2 (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) để ghi vào Thẻ kho. Sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán. Còn liên 1 lưu lại nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) đưa cho người mua hàng.

Đi kèm phiếu nhập kho trong biểu mẫu kế toán thông dụng là mẫu Phiếu thu, Phiếu chi và Phiếu Xuất kho. Mời các bạn cùng xem và tải về mẫu phiếu nhập kho tại đây.

Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Cách viết Phiếu nhập kho

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu; họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa; số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho; ngày, tháng, năm theo hóa đơn; tên kho, địa điểm nhập kho.

  • Cột A: Ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (số vật tư, sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).
  • Cột B: Ghi tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa ghi trên hóa đơn).
  • Cột C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).
  • Cột D: Đơn vị (ghi theo hóa đơn).
Đọc thêm:  Top 10 đặc sản Hà Tiên – Kiên Giang thích hợp cho du khách có thể mua về làm quà

Phần số lượng:

  • Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).
  • Cột 2: Kế toán kho ghi số lượng thực nhập vào kho. (Thông thường số lượng theo chứng từ ở cột 1 sẽ bằng số lượng thực nhập ở cột 2, nhưng nếu hàng không về đủ, hoặc xảy ra hư hỏng trả lại người bán và cũng có thể hàng hóa về thừa so với thực mua thì cột 1 và cột 2 sẽ khác nhau, kế toán Kho cần chú ý ghi chính xác số lượng của 2 cột này).
  • Cột 3: Giá nhập kho: Được xác định bằng giá mua chưa thuế của hàng hóa cộng với các chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) cho một đơn vị hàng hóa.
  • Cột 4: Bằng đơn giá nhân với số lượng.
  • Dòng cộng: Cộng các giá trị trên phiếu nhập cho các cột số lượng, đơn giá, thành tiền.
  • Dòng số viết bằng chữ: Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền ở cột thành tiền trên phiếu nhập kho.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button