[Mách bạn] Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh là điều rất cần thiết để duy trì mức đường huyết ổn định cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh việc tránh xa những thực phẩm nhiều đường, thì một số loại rau tưởng chừng như an toàn nhưng lại ẩn chứa những rủi ro nhất định khi dùng nhiều cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy cụ thể những loại rau người tiểu đường không nên ăn, bạn hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Chế độ ăn quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường

Bạn có biết rằng, kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là điều quan trọng nhất trong quá trình sống chung với tiểu đường. Trong đó, chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh và cân bằng là nền tảng cơ bản và vững chắc để kiểm soát tốt đường huyết. Khi mà, lượng đường bạn nạp vào cơ thể hầu như thông qua các loại thực phẩm và đồ uống ăn hàng ngày.

[Mách bạn] Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Máy đo đường huyết giúp theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường

Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng cho riêng mình thực đơn cung cấp vừa đủ đường cho cơ thể. Mà trước hết, chúng ta nên bắt đầu từ việc tránh những thực phẩm mà người tiểu đường không nên ăn. Kết hợp cùng với máy đo đường huyết để theo dõi đường huyết trong cơ thể. Và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chắc chắn sẽ giúp bạn sống chan hòa cùng căn bệnh này.

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu Học Đồng Nơ – Bình Phước

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Khoai tây, khoai mỡ

“Anh em” nhà khoai là loại rau đầu tiên bạn nên hạn chế ăn khi bị tiểu đường. Lượng tinh bột lớn trong các loại khoai tây, khoai mỡ sẽ làm đường huyết của bạn tăng lên nhanh chóng. Vì một khi lượng đường trong máu không kịp đi vào tế bào, sẽ làm mức đường huyết trong máu tăng lên nhanh chóng. Từ đó, gây ra tình trạng tăng đường huyết khi ăn khoai tây hoặc khoai mỡ.

Không nên ăn quá nhiều khoai tây khi mắc tiểu đường

Nhưng, khoai lang là trường hợp ngoại lệ. So với khoai tây, khoai lang có mức GI thấp hơn. Tinh bột trong khoai lang cũng thuộc loại phân giải chậm hơn, giúp đường huyết không bị tăng quá nhanh. Do đó, bạn có thể dùng khoai lang thay cho các loại khoai khác trong chế độ ăn của mình

Bí ngô

Ngoài khoai tây, khoai mỡ thì bí ngô cũng là loại rau bạn không nên ăn quá nhiều khi bị tiểu đường. Vì bí ngô có chỉ số GI cao ở mức 75, trong khi chỉ số GL ở mức 4 (mức thấp). Trong đó:

  • GI: Chỉ số đường huyết, cho biết mức độ của một loại thực phẩm có thể tăng lên đột ngột. Chỉ số này có thang điểm từ 0 đến 100. Khi chỉ số càng cao thì khả năng tăng đột biến đường huyết càng lớn.
  • GL: Tải lượng đường huyết, dùng để xếp hạng cho thực phẩm giàu carbohydrate. Người ta dùng thang điểm từ 0 đến 10 để đánh giá chỉ số GL. Chỉ số càng thấp thì lượng carbs trong một khẩu phần ăn càng nhỏ.
Đọc thêm:  Các ngày lễ dương lịch, âm lịch tháng 3 của Việt Nam và thế giới

Hạn chế bí ngô để đường huyết ổn định hơn

Đó là lý do vì sao, bạn có thể ăn một lượng nhỏ bí ngô khi bị tiểu đường. Nhưng đừng nên kết hợp bí ngô với tinh bột biến tính như bột mì, nếu không lượng GL sẽ tăng lên rất nhiều, làm đường huyết tăng lên đột ngột.

Bắp (ngô)

Cũng giống như bí ngô, bắp (ngô) là thực phẩm bạn không nên ăn nhiều khi mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù chỉ số GI của bắp ở mức thấp, nhưng đồng thời bắp cũng có lượng carbohydrate cao. Điều này khiến bắp trở thành thực phẩm tốt cho người tiểu đường khi dùng ít, nhưng sẽ có hại khi dùng nhiều.

Ăn bắp vừa phải tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, tùy theo cách chế biến mà bắp cũng ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến đường huyết của bạn. Trong đó, bắp luộc là cách bạn bổ sung được đầy đủ nhóm chất của bắp và giữ được mức đường huyết ổn định. Trong khi đó, bắp xào hay các loại bánh bắp sẽ tăng đường huyết do lượng đường phải thêm vào.

Một số lưu ý giúp bạn ổn định đường huyết

  • Ngoài một số loại rau ở trên, bạn cũng cần hạn chế một số thực phẩm sau: gạo trắng, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, trái cây có hàm lượng đường cao (sầu riêng, chôm chôm, mít,…)
  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc đều đặn, thường xuyên để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, trung bình mỗi tuần cần tập từ 5 – 7 ngày, khoảng 30 mỗi lần tập, bài tập nên ở mức cường độ trung bình tùy theo thể lực của mỗi người.
  • Tăng cường thêm các loại rau xanh, ngũ cốc, hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo,…)
  • Nếu bạn là người thường xuyên uống rượu bia, nên giảm số lượng cồn nạp vào cơ thể. Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 1 lon, không uống một lần quá nhiều đến xỉn.
  • Nên hạn chế, giảm bớt thuốc lá nếu bạn có dùng. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên bỏ thuốc
Đọc thêm:  Những công dụng không ngờ đến từ nước vo gạo

Như vậy, qua bài viết trên Nhà thuốc Việt đã chia sẻ với bạn một số loại rau bạn nên hạn chế khi mắc bệnh tiểu đường. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn hợp lý hơn. Để bạn có thể sống chan hoà hơn với căn bệnh này.

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Hệ thống Nhà thuốc Việt bằng một trong những hình thức sau:

  • Hotline: 0985508450
  • Zalo: 0985508450
  • Website: https://nhathuocviet.vn/

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button