Ma trận đề minh họa 2023 – Tất cả các môn Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 bao gồm môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Vật lí, GDCD giúp các bạn học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi để có định hướng ôn tập hiệu quả.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2023 sẽ bao gồm các câu hỏi ở nhiều cấp độ khác nhau phục vụ xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Đặc biệt nội dung thi chủ yếu là kiến thức lớp 12. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2023 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 (Tất cả các môn)

  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  • Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT quốc gia
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  • Cấu trúc đề THPT Quốc gia 2023 môn Địa lí
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn GDCD
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Vật Lí
  • Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn

Căn cứ theo đề tham khảo môn Ngữ văn năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản vẫn giữ đúng cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi như đề thi chính thức môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia/thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

1.1. Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Phần Đọc hiểu: Dữ liệu đọc hiểu là một đoạn trích nằm ngoài (hoặc nằm trong) sách giáo khoa. Học sinh sẽ phải sử dụng kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, phân tích, kiến thức ngữ pháp để giải quyết.

1.2. Phần II: Làm văn (7 điểm)

Phần II gồm 2 câu: Câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội – giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học – không giới hạn dung lượng.

  • Phần Nghị luận xã hội: Nội dung nghị luận xoay quay các vấn đề trong xã hội hoặc một tư tưởng, quan niệm đạo lý, yêu cầu học sinh vận dụng cách thức làm một bài văn nghị luận xã hội.
  • Phần Nghị luận văn học: Nội dung nằm trong các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 12. Phần liên hệ mở rộng luôn có sự kết nối với nội dung phân tích.

-> Về nội dung, đề thi không có sự thay đổi giữa các năm nhưng vẫn nằm trong khối lượng kết thức như thế. Không có sự khác biệt.

=> Như vậy, đối với môn Ngữ Văn, cả về cấu trúc và nội dung kiến thức đều không có sự thay đổi nào khác so với cấu trúc và nội dung kiến thức của những năm trước.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Toán

Căn cứ theo đề tham khảo môn Toán năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Toán không có nhiều thay đổi so với năm trước. Mỗi đề là 50 câu hỏi trong đó 45 câu hỏi thuộc về kiến thức lớp 12 và 5 câu thuộc về kiến thức lớp 11. Gồm 24 mã đề khác nhau và có 4 mã đề chính thức. Hầu hết kiến thức có trong đề thi THPT Quốc gia đều thuộc về kiến thức lớp 12.

Đọc thêm:  [Review] Trung tâm Tư Vấn Du Học MAP – Hồ Chí Minh

Để nắm rõ hơn về cấu trúc câu hỏi, mời bạn tham khảo bảng sau:

1.1. Về số lượng câu hỏi

LỚP CHUYÊN ĐỀ SỐ LƯỢNG Lớp 12 Hàm số 10 câu Mũ và Logarit 7 câu Nguyên hàm – Tích phân và ứng dụng 8 câu Số phức 6 câu Thể tích khối đa diện 3 câu Khối tròn xoay 3 câu Hình giải tích Oxyz 8 câu Lớp 11 Lượng giác 0 câu Tổ hợp, Xác suất 2 câu Dãy số, cấp số 1 câu Giới hạn 0 câu Đạo hàm 0 câu Phép biến hình 0 câu Hình học không gian (quan hệ song song, vuông góc) 2 câu TỔNG 50 câu

1.2. Về mức độ câu hỏi

Cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

Căn cứ theo đề tham khảo môn Tiếng Anh năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh không có nhiều thay đổi so với năm trước. Mỗi đề là 50 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút. Hầu hết kiến thức có trong đề thi THPT Quốc gia đều thuộc về kiến thức lớp 12.

Để nắm rõ hơn về cấu trúc câu hỏi, mời bạn tham khảo bảng sau:

Chuyên đề

Đơn vị kiến thức

Cấp độ nhận thức (số câu)

Nhận biết – Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Phát âm Cách phát nguyên âm 1 Cách phát âm phụ âm 1 Trọng âm Trọng âm với từ 2 âm tiết 1 Trọng âm với từ 3 âm tiết 1 Ngữ pháp Câu hỏi đuôi 1 Câu bị động 1 Giới từ 1 Câu so sánh 1 Động từ nguyên thể 1 Thì động từ 1 Liên từ 1 Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian 1 Rút gọn mệnh đề 1 Loại từ 1 Đại từ 1 Mạo từ 1 Từ vựng Phrasal verb 1 Idiom 1 Collocation 1 Word choice 1 1 Tìm từ đồng nghĩa 2 Tìm từ trái nghĩa 2 Tìm lỗi sai: Word choice 1 Câu giao tiếp Đáp lại một ý kiến 1 Đáp lại một lời đề nghị 1 Kỹ năng đọc điền từ Đại từ quan hệ 1 Word choice 1 1 Liên từ 1 Lượng từ 1 Kỹ năng đọc hiểu Hỏi tiêu đề 1 1 Từ gần nghĩa 3 Hỏi thông tin chi tiết 3 Hỏi về đại từ thay thế 2 Suy luận 1 1 Kỹ năng viết Tìm câu đồng nghĩa 3 Nối câu 2 Tổng số câu 42 6 2 Tỷ lệ 84% 12% 4%

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Sử

Căn cứ theo đề tham khảo môn Lịch sử năm 2023 mà Bộ GD&ĐT công bố ngày 01/03/2023 thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Sử không có nhiều thay đổi so với năm trước.

– Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Sử năm 2023 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung trọng tâm vào kiến thức lịch sử lớp 12. Trong đó, kiến thức rơi nhiều nhất vào nội dung lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, sau 1975 chỉ có 1 câu.

– Đề thi có 04 câu lịch sử lớp 11 thuộc nội dung chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách kinh tế mới (NEP) và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

– Đề thi phân hóa từ câu 31, phân hóa mạnh từ câu 38 đến câu 40.

– Đề thi có cấu trúc tương đối giống đề thi chính thức năm 2022. Tuy nhiên, năm nay đề đã tăng số lượng câu hỏi lớp 11 từ 2 câu lên 4 câu.

1. Về cấu trúc

Nội dung Số câu Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX 1 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 1 Liên Xô khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1919 – 1939) 1 Phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) 1 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991) 1 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ 2 Các nước châu Phi và Mĩ Latinh 1 Nước Mĩ 2 Tây Âu 1 Nhật Bản 1 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX 1 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 4 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 2 Phong trào cách mạng 1930 – 1935 2 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 1 Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 19450 3 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/2945 đến trước ngày 19/12/1946 2 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) 2 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) 2 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) 2 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973) 2 Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1975) 3 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) 1

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập Hình Nền Lửa và Băng Cực Chất Full 4K Với Hơn 999+ Tùy Chọn

– Đề thi minh họa năm 2023 có tỉ lệ phân bố kiến thức các lớp ở các lớp 12/11, phân bố kiến thức theo tỷ lệ: 36/04, so với đề CHÍNH THỨC năm 2022 của Bộ GD&ĐT, đề thi minh họa có sự thay đổi ở số câu lớp 11, nội dung thi môn Lịch sử nằm trong 2 lớp THPT.

– Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (36 câu), các câu hỏi thuộc lớp 11 (4 câu).

Cấu trúc đề THPT Quốc gia 2023 môn Địa lí

1. Đánh giá đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa

Đề minh họa bám sát chương trình học, nội dung nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lí lớp 12.

Các câu hỏi được sắp xếp hợp lí theo mức độ tăng dần về độ khó nên thí sinh dễ dàng phân loại được thí sinh theo trình độ. Đề thi có nhiều câu hỏi yêu cầu sử dụng kĩ năng Địa lí, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực giải quyết vấn đề, tránh được tình trạng học thuộc, học tủ, học mẹo.

Các câu hỏi phân hóa thí sinh đòi hỏi học sinh phải có tư duy mạch lạc, có kiến thức xã hội rộng, có năng lực giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cao.

2. Cấu trúc đề minh họa 2023 môn Địa lí

Căn cứ theo đề tham khảo môn Địa lí năm 2023 mà Bộ GD&ĐT công bố ngày 01/03/2023 thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn Địa lý không có nhiều thay đổi so với năm trước.

– Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2023 gồm 40 câu trắc nghiệm. Với cấu trúc đề thi như sau:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

Số điểm

Địa lí tự nhiên 2 1 0 1 4 5,25 Địa lí dân cư 0 2 0 0 2 Địa lí các ngành kinh tế 2 4 1 0 7 Địa lí các vùng kinh tế 1 1 4 2 8 Atlat 15 0 0 0 15 4,75 Biểu đồ, bảng số liệu 0 2 2 0 4 TỔNG 10

3. Lưu ý khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Địa lí

– Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí không có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra đặc trưng của các đối tượng địa lí và mức độ thông hiểu của học sinh. Để làm bài hiệu quả, các em cần có kế hoạch và phương pháp học cụ thể, đúng trọng tâm, bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp luyện đề để có tâm lí làm bài vững vàng.

– Kĩ năng thực hành Địa lí có điểm số cao và dễ lấy điểm, học sinh nên chú trọng phần này: cụ thể là rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và nhận dạng biểu đồ. Địa lí là một trong những môn học dễ đạt điểm tốt nếu biết cách học phù hợp. Đối với các bạn học sinh lựa chọn môn học này cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT, hãy làm thử nhiều đề thi thử để đánh giá được mức điểm của mình và rèn luyện các kĩ năng tốt nhất

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn GDCD

Căn cứ theo đề tham khảo môn GDCD năm 2023 mà Bộ GD&ĐT công bố ngày 01/03/2023 thì về cơ bản cấu trúc đề thi môn GDCD không có nhiều thay đổi so với năm trước.

– Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn GDCD năm 2023 gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung trọng tâm vào kiến thức lớp 12.

1. Về cấu trúc

Về 8 chương học được nhắc đến trong đề thi, thí sinh có thể tham khảo trong bảng sau:

Đọc thêm:  Tất niên là gì? Những nét độc đáo khi ăn Tất niên 3 miền ở Việt Nam

Chuyên đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Thực hiện pháp luật 2 3 2 5 Công dân bình đẳng trước pháp luật 1 1 0 0 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội 1 1 4 1 Công dân cùng các quyền tự do căn bản 0 2 0 1 Công dân với các quyền dân chủ 1 3 1 1 Pháp luật đối với sự phát triển của công dân 2 1 1 0 Pháp luật đối với sự phát triển vững bền của Tổ quốc 1 1 0 0 Công dân với kinh tế 4 0 0 0

2. Về mức độ

Mức độ Số câu Nhận biết 20 Thông hiểu 10 Vận dụng 6 Vận dụng cao 4

3. Gợi ý ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD

  • Nắm chắc kiến thức đã học.
  • Luyện tập các dạng bài thuần thục.
  • Câu hỏi vận dụng cao tương đối phức tạp, nhiều tình tiết, đòi hỏi học sinh phải hiểu chắc lý thuyết để phân tích đúng tính chất vi phạm của các nhân vật. Yêu cầu sự tư duy tốt, nhanh nhạy trong việc xử lí các tình huống.
  • Một phần quan trọng nữa là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài.
  • Cần có kế hoạch tự ôn tập khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Vật Lí

Căn cứ theo đề tham khảo môn Vật lí năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi không có nhiều thay đổi so với năm trước.

Lượng kiến thức trọng tâm của bài thi này sẽ nằm phần lớn ở kiến thức lớp 12 với 36 câu hỏi trắc nghiệm, kiến thức lớp 11 sẽ được nhắc đến trong 4 câu hỏi còn lại.

Dưới đây là cấu trúc đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Vật lí mời các bạn theo dõi:

Lớp Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Lớp 12 Dao động cơ 2 1 1 2 6 Sóng cơ 2 1 1 1 5 Sóng điện tử 1 1 1 0 3 Điện xoay chiều 2 2 0 3 7 Sóng ánh sáng 2 1 1 1 5 Lượng tử ánh sáng 1 2 1 1 5 Vật lý hạt nhân 2 2 1 0 5 Điện tích, điện trường 0 1 0 0 1 Lớp 11 Dòng điện không đổi 0 0 1 0 1 Từ trường, cảm ứng điện từ 0 1 0 0 1 Quang học 0 0 1 0 1

* Về nội dung kiến thức:

Tỉ trọng câu các chương vẫn không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước và đề tham khảo. Vẫn tập trung nhiều vào 3 chương đầu của Vật lí 12 (Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Dòng điện xoay chiều).

* Về mức độ:

Khoảng 70% cơ bản và 30% mang tính phân loại. Câu hỏi trắc nghiệm định tính (Lí thuyết) chiếm khoảng 50%. Các câu hỏi mang tính phân loại cao vẫn khai thác tư duy Vật lí sâu sắc như: kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu khó mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và giải.

Học sinh cần chú ý hơn ở câu hỏi thông hiểu, đặc biệt là những câu trắc nghiệm định tính. Đôi khi đọc xong có cảm giác rất dễ nhưng có khi bị lừa về mặt bản chất Vật lí. Đến những câu này, thí sinh cần bình tĩnh đọc kĩ câu hỏi, không vội vàng trong việc chốt đáp án cuối cùng.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023 môn Hóa

Căn cứ theo đề tham khảo môn Hóa học năm 2023 Bộ GD&ĐT công bố thì về cơ bản cấu trúc đề thi không có nhiều thay đổi so với năm trước.

Bài thi Hóa THPT Quốc gia gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12 (37 câu hỏi), kiến thức lớp 11 (2 câu hỏi) thì còn có cả kiến thức lớp 10 (1 câu hỏi). Thí sinh có thể tham khảo trong bảng sau:

STT

Chương Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1 Sự điện ly 0 1 0 0 2 Cacbon – Silic 1 0 0 0 3 Đại cương hóa hữu cơ và Hidrocacbon 0 1 2 0 4 Ancol – Phenol 0 0 1 0 5 Andehit – Axit cacboxylic 0 0 0 1 6 Este – Lipit 1 0 3 1 7 Cacbohidrat 0 1 1 0 8 Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein 1 1 0 1 9 Polime 1 1 0 0 10 Đại cương kim loại 1 1 1 2 11 Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm 2 1 2 1 12 Sắt và Crom – Hợp chất của chúng 2 0 1 0 13 Phân biệt – Nhận biết 1 0 2 0 14 Tổng hợp hóa hữu cơ/ vô cơ 1 0 1 0 15 Hình vẽ thí nghiệm 0 0 1 0 16 Bài toán đồ thị 0 0 1 0

Theo dạng bài (lý thuyết/tính toán/thực hành):

Dạng bài Số câu Lý thuyết 29 Bài tập 11 Thực hành 0

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button