Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bách bộ

Bách bộ hay còn được gọi là củ ba mươi, là cây thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về liều dùng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng bách bộ an toàn, hiệu quả nhé.

Bách bộ có tên khoa học là Stemona tuberosa Lour, là một loại cây leo mọc hoang ở khắp nơi, phần củ thường được dùng để làm thuốc. Củ bách bộ đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, chất cứng giòn chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát. Bách bộ có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường được dùng để trị ho, trị giun đũa, giun kim,…Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về liều dùng, cách dùng cũng như là những lưu ý gì khi sử dụng bách bộ.

Liều dùng bách bộ

Liều dùng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng bách bộ

Bách bộ được dùng dưới dạng thuốc sắc, nấu thành cao hoặc nghiền thành bột.

Liều lượng dùng phụ thuộc vào từng bệnh lý, cụ thể như sau:

– Ho: liều dùng mỗi ngày dưới dạng nấu thành cao hoặc sắc thuốc là 6 – 20 gram.

– Trị giun:giun đũa là 7 – 10 gram sắc thuốc, giun kim là 40 gram bách bộ tươi sắc thuốc.

Đọc thêm:  Top 2 loại xịt khoáng Caudalie chất lượng, được tìm mua nhiều nhất

Cách dùng bách bộ

Rễ củ là bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc của cây bách bộ

Theo đông y, bách bộ có tác dụng nhuận phổi, chữa ho, ngoài ra còn có tác dụng tẩy giun, trừ sâu bọ, chấy rận,…. Bộ phận làm thuốc là rễ củ già của cây bách bộ, được thu hoạch vào mùa thu đông, trước khi thu hoạch người ta sẽ cắt bỏ dây thân, đào toàn bộ củ lên, rửa sạch rồi tùy vào mục đích sử dụng sẽ để tươi hoặc đem phơi hay sấy khô.

Một số bài thuốc có chứa bách bộ mà các bạn có thể sử dụng:

Trị ho lao: bách bộ 40g, thiên môn 40g, mạch môn 40g, bạch mai 3 quả, tang bạch bì 20g. Tất cả tán bột. Dùng 1 chén nước cốt gừng tươi hoà với mật ong làm viên bằng hạt nhãn. Mỗi lần ngậm 1 viên. Chữa ho lâu năm, phiền nhiệt dần thành ho lao ( Nam dược thần hiệu ).

Trị viêm phế quản, hen suyễn: bách bộ 20g, ma hoàng 8g, tỏi 1 củ, rễ cây bông 3 cái. Sắc uống.

Chữa lao phổi: bách bộ 16g, hoàng cầm 12g, đan sâm 12g, đào nhân 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, uống liền trong 2 – 3 tháng.

Chữa cảm mạo gây ho, ngứa họng, có ít đờm: bách bộ 16g, kinh giới 12g, bạch tiền 12g, cát cánh 12g. Sắc uống.

Trị trẻ em ho do lạnh: bách bộ sao 30g, ma hoàng ( bỏ đốt ) 30g, hạnh nhân ( bỏ vỏ và đầu nhọn rồi đem sao ) 30g. Tất cả nghiền nhỏ hòa nước cơm làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 2-3 viên với nước ấm, ngày 2 lần.

Đọc thêm:  Suy thượng thận

Tẩy giun kim: bách bộ tươi 40g ( bằng 20g bách bộ khô ), nước 200ml, sắc đun sôi trong nửa giờ, cô lại còn khoảng 30ml. Dùng nước thuốc thụt giữ 20 phút. Điều trị như vậy trong thời gian 10-12 ngày là khỏi bệnh giun kim.

Trị chấy rận: bách bộ 200g, rượu trắng 1.000ml ngâm trong 24 giờ, lấy dung dịch rượu bôi vào chỗ bị chấy rận.

Trị phát ban: bách bộ 20g, khổ sâm 12g, bằng sa 8g, hùng hoàng 8g. Sắc đặc, bôi rửa chỗ bị phát ban.

Trị đau bụng do các loại trùng sán: bách bộ nấu thành cao, uống thường xuyên phòng trị các loại trùng.

Sát khuẩn vết côn trùng đốt: bách bộ giã nát, xoa vào chỗ mẩn ngứa, muỗi đốt, viêm da, sâu bọ đốt.

Trị các loại côn trùng vào lỗ tai: bách bộ ( sao ) nghiền nát, trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai.

Diệt côn trùng:

– Nước sắc bách bộ, thêm ít đường mật để diệt ruồi.

– Dung dịch 1/20 diệt bọ gậy.

– Rắc bột bách bộ vào hố phân sẽ giết chết giòi bọ.

Lưu ý khi sử dụng bách bộ

Sử dụng bách bộ đúng liều lượng cho đúng đối tượng bệnh nhân

Bách bộ là vị thuốc có tính bình vào kinh phế, tính chuyên giáng xuống nên không dùng cho người có tì vị hư nhược.

Bách bộ dễ hại dạ dày, dễ gây tiêu chảy nên người yếu dạ, hay tiêu chảy không được uống.

Sử dụng bách bộ theo đúng liều lượng được khuyến cáo, tránh tình trạng dùng bách bộ ở liều cao sẽ làm ức chế trung tâm hô hấp, có thể gây tử vong.

Đọc thêm:  Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh công ty cổ phần Biểu mẫu doanh nghiệp

Trường hợp dùng quá liều bách bộ, có thể giải độc bằng nước gừng và giấm.

Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về cách sử dụng, liều dùng cũng như là những lưu ý gì khi sử dụng bách bộ – một loại dược liệu lâu đời và rất hữu ích trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Nguồn: suckhoedoisong.vn, sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: Công dụng chữa ho của bách bộ

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button