Lịch sử lớp 4 Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh Giải bài tập Lịch sử 4 trang 53

Giải Lịch sử 4 Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại những kiến thức lý thuyết trọng tâm, cùng gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK Lịch sử 4 trang 53, 54, 55.

Qua đó, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 21 Lịch sử 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 4 Bài 21 trang 55

Hãy chỉ trên lược đồ giới tuyến phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài?

Trả lời:

  • Nhìn lược đồ ta thấy sông Gianh (Quảng Bình) được chọn làm ranh giới, chia cắt đất nước.
  • Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).

Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 55

Câu 1

Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?

Trả lời:

Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu. Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, do vậy nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là “vua quỷ”, vua Lê Tương Dực là vua lợn. Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.

Đọc thêm:  Diệp Hà Sơn: Loài hoa trong suốt như thủy tinh cực đẹp và độc đáo

Năm 1527, nhân tình hình đó, Mạc Đăng Dung là một quan võ, đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim (một quan võ triều Lê) tìm một người thuộc dòng dõi nhà Lê đưa lên ngôi, lập một triều đình riêng ở vùng Thanh Hoá. Sử cũ gọi đây là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở phía bắc. Đất nước bị chia cắt. Nam triều và Bắc triều đánh nhau, gây ra một cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam – Bắc triều mới được chấm dứt.

Tưởng giang sơn lại được thống nhất, nào ngờ, khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay đã nắm toàn bộ triều chính. Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thú vùng Thuận Hoá, Quảng Nam đã xây dựng lực lượng và chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.

Trong khoảng 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) xưng vương, xây phủ bên cạnh triều đình vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”

Đọc thêm:  Nên mua đồng hồ cơ hay pin? So sánh đồng hồ cơ và đồng hồ pin chi tiết nhất

Câu 2

Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

Hậu quả của các cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến đổ dồn lên đầu người dân cả hai miền. Đất nước bị chia cắt. Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau. Vợ phải xa chồng, con không thấy bố… Hơn 200 năm chia cắt, loạn lạc đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của đất nước.

Lý thuyết bài Trịnh – Nguyễn phân tranh

  • Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều)
  • Năm 1553, một số quan võ họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hóa.
  • Hai bên tranh giành quyền lực, gây nên cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều.
  • Sau hơn 50 năm kéo dài cuộc chiến, năm 1592 Nam Triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới chấm dứt.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button