Kết nối IoT tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới

Thống kê được ông Nguyễn Trọng Tính, Phó tổng giám đốc Viettel Telecom, cung cấp tại hội thảo M2M IoT sáng 14/6. Thế giới hiện có 15 tỷ kết nối Internet vạn vật (IoT), tức trung bình mỗi người đang kết nối với gần hai thiết bị thông minh qua Internet. Trong khi con số này ở Việt Nam bằng 1/20.

Theo Deloitte, số người dùng thiết bị IoT tại Việt Nam hiện đạt dưới 4 triệu. Con số này dự kiến tăng lên gần 15 triệu vào năm 2027. Trong khi đó, thị trường ngay gần Việt Nam là Trung Quốc lại là nước có ngành IoT phát triển mạnh mẽ nhất thế giới.

Bộ thiết bị IoT dùng trong smarthome được trưng bày tại sự kiện M2M IoT 2023. Ảnh: Lưu Quý

Theo đại diện Viettel, có ba lý do khiến IoT gặp khó khăn khi phát triển tại Việt Nam, gồm nhân công quá rẻ dẫn đến việc các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng người hơn máy móc; các công ty chuyên về IoT gặp khó vì chi phí vận hành và phát triển sản phẩm, dẫn đến thiếu sản phẩm chất lượng và giá phù hợp. Ngoài ra, còn thiếu các bài học thành công khi ứng dụng IoT.

“Các khách hàng khi được đề nghị triển khai IoT thường quan tâm nhiều đến hiệu quả, lợi nhuận, trong khi đây là ngành mới, chưa có nhiều định lượng về giá trị và hiệu quả”, ông Lê Ngọc Quý, Giám đốc trung tâm IoT Viettel High Tech, cho biết.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 11: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang của Huy Cận 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 11 hay nhất

Đồng quan điểm, PGS. TS. Nguyễn Đức Minh từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đánh giá sức mua trong lĩnh vực IoT tại Việt Nam còn thấp một phần do việc chưa có nhiều bài học thành công cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ này.

Bên cạnh đó, thị trường Việt có quy mô nhỏ, chưa đủ hấp dẫn cho nhà sản xuất. “Làm ra 10-15 nghìn thiết bị là con số rất nhỏ. Các nhà cung cấp khó bù đắp chi phí, bởi chi phí nghiên cứu và phát triển rất cao”, ông Minh đánh giá.

Làm trong ngành đào tạo nhân lực, ông Minh cũng đánh giá nhân sự về IoT tại Việt Nam hiện “vừa thừa vừa thiếu”. Mỗi năm có vài trăm sinh viên điện, điện tử ra trường, trong đó có gần 70% làm ở vị trí R&D. Tuy nhiên, phần lớn kỹ sư này chọn con đường làm phần mềm (51%), AI (13%), trong khi các mảng cốt lõi của IoT như lập trình nhúng, thiết kế mạch chỉ chiếm dưới 10%. Mức lương trung bình của kỹ sư trong mảng này “không quá cao”, trung bình khoảng 10-13 triệu.

“Đa phần chỉ làm một góc nhỏ trong sản phẩm IoT. Chúng ta đang thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, những người có cái nhìn tổng thể, hoặc có khả năng tự phát triển một sản phẩm ứng dụng IoT”, ông Minh đánh giá.

Mặc dù phát triển còn ở mức khiêm tốn, các chuyên gia nhận định đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thêm nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Theo Research an Market, quy mô thị trường IoT tại Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến tăng lên 8,5 tỷ USD vào năm 2027. Liên hệ với câu chuyện phổ cập viễn thông ở Việt Nam, ông Tính cho rằng thị trường IoT cũng có điểm tương đồng khi cách đây 20 năm, mật độ kết nối di động mới chỉ 5% dân số, nhưng đã đạt 100% chỉ sau tám năm.

Đọc thêm:  Ảnh hưởng của hậu COVID-19 đối với bệnh nhân tiểu đường? Có nguy hiểm không?

“Lĩnh vực này sẽ là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng kinh doanh cho các startup, cũng như là cơ hội để tăng trưởng, mở ra nguồn doanh thu mới trong tương lai cho mọi doanh nghiệp” ông Tính nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng đề xuất một số giải pháp như thành lập liên minh IoT để cùng phát triển, học tập chiến lược từ các quốc gia đã thành công, ví dụ xây dựng một hệ sinh thái IoT hoàn chỉnh, tạo nền tảng mở để quản lý kết nối, đưa các sinh viên điện tử tham gia vào công việc thực tế, tạo điều kiện để họ có thể startup sớm trong lĩnh vực này.

Lưu Quý

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button