Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa, phá hoại bởi rất nhiều nguyên nhân. Điều đáng buồn hơn nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ con người chúng ta. Bản thân là một học sinh, vậy học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường, cần những kiến thức nào để bảo vệ “ngôi nhà” chung của chúng ta? Hãy cùng ReviewEdu đọc và tìm hiểu kĩ hơn về môi trường qua bài viết dưới đây nhé!
Môi trường là gì? Tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống
Môi trường sống trên trái đất là nơi để con người, động thực vật và sinh vật sinh sống và phát triển. Nó bao gồm tập hợp các yếu tố điều kiện như khí hậu, đất đai, tài nguyên, nước, địa hình… cũng như các yếu tố sinh học, chúng tạo ra một môi trường sống cho các loài động thực vật và con người chúng ta. Ví dụ như: rừng cây chò là nơi khỉ sinh sống, biển là nơi ở của cá, mặt đất để con người sinh sống,…
Môi trường sống trên trái đất của chúng ta được chia làm 4 loại:
Môi trường sống trên cạn
Là môi trường có sự hiện diện của con người nhiều nhất. Môi trường trên cạn bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trên trái đất,…
Môi trường này là nơi cư trú của nhiều sinh vật bậc cao to lớn, cũng như là môi trường quan trọng nhất đối với con người.
Môi trường sống dưới nước
Môi trường sống dưới nước là môi trường lớn nhất và là môi trường khởi nguyên cho tất cả sinh vật sống. Tuy là môi trường có rất ít sự hiện diện của con người, nhưng một khi bị tác động xấu như: Băng tan, tràn dầu, săn bắt quá mức,… Thì hậu quả sẽ rất là khôn lường và nguy hiểm đến tất cả sinh vật sống. Đây được xem là môi trường quan trọng nhất đối với tất cả các loài sinh vật trên trái đất.
Môi trường trong lòng đất
Đây là môi trường mà con người khai thác tài nguyên nhiều nhất để phục vụ cho đời sống vật chất và đây cũng là nguyên nhân chính gây nên sự phá hủy môi trường này. Môi trường đất gồm có đá, sỏi, đất sét, đất cát… Việc khai thác quá mức tài nguyên trong lòng đất không chỉ làm rối loạn hệ sinh thái của các sinh vật sống trong môi trường đất, mà còn ảnh hưởng cực kì tệ đến môi trường sống trên cạn.
Môi trường sống sinh vật
Môi trường này được biết đến là môi trường sống của những loài cộng sinh và ký sinh. Là nơi ở lý tưởng cho các sinh vật nhỏ bé nhất như: tảo, nấm, các vi sinh vật,… Môi trường này đóng góp rất lớn đến việc duy trì hệ sinh thái ổn định nhất và thiếu nó con người và nhiều loại sinh vật khác không thể tồn tại.
Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người, giúp con người có thể sinh tồn và phát triển: chăn nuôi, trồng trọt, đất để xây dựng nhà cửa, không khí giúp con người hít thở… Mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống, tồn tại, giúp cuộc sống của con người trở nên phát triển tốt hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
Nguyên nhân gây phá hoại môi trường?
Trước đây con người ta có thể uống nước mưa mà không sợ bị bệnh, hít thở không khí trong lành,…. Ngày nay chúng ta gần như không thể làm được những thứ như vậy được nữa bởi vì môi trường sống của chúng đang ngày càng bị tổn hại nghiêm trọng, sau đây là những nguyên nhân chính:
Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên
Đây là nguyên nhân thể hiện rõ nhất sự tàn phá của con người đối với môi trường và gián tiếp tạo ra rất nhiều nguyên nhân tồi tệ khác ảnh hưởng đến môi trường. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc con người khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của họ. Nhờ có tài nguyên thiên nhiên mà con người đã phát triển vượt bậc.
Về mặt hại, ví dụ trong khai khoáng, chất thải trong việc khai thác có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Việc chặt cây để phục vụ việc khai khoáng khiến bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt, sạt lở và phá hủy môi trường xung quanh nơi khai thác tài nguyên
Sự phát triển của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là sự tăng lên khí CO2 trong bầu khí quyển trên trái đất. Hiệu ứng này làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Hậu quả là nó cùng lúc tác động xấu đến chung toàn bộ môi trường trên trái đất.
Nguyên nhân chính vẫn chính là do con người chúng ta. Dân số tăng nhanh, nhu cầu sinh học nhất con người là hấp thụ khí Oxi thải ra khí CO2, con người còn tạo ra những thứ cũng có khả năng thải ra khí CO2 để phục vụ đời sống.
Tác hại: Hiệu ứng nhà kính khiến cho trái đất ngày càng nóng lên, băng tan khiến cho mực nước biển dâng cao gây sóng thần, xâm nhập mặn, khiến cho nhiều sinh vật không thích nghi được với nhiệt độ dần dần tuyệt chủng, cháy rừng,…
Ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước chiếm thể tích rất lớn trên bề mặt của trái đất, vậy nên một khi tác động xấu đến môi trường nước thì hậu quả sẽ khôn lường đến nhường nào.
Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước: nước là thứ thiết yếu luôn gắn liền và sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt của con người, việc làm đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước dù ít hay nhiều.
Tác hại: Nước thải sinh hoạt hay nhà máy không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ, sông biển gây ô nhiễm khiến chết nhiều sinh vật, các sự cố tràn dầu ở biển… Môi trường nước bị ô nhiễm hoàn toàn có thể là viễn cảnh tồi tệ nhất đối với con người.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì có thể kể đến các nguyên nhân gây phá hoại môi trường khác như:
- Mất đa dạng sinh học
- Chất thải thực phẩm
- Dân số tăng nhanh
- Ô nhiễm không khí trong căn hộ
- Thiếu chính sách bảo vệ môi trường
Giải pháp khắc phục và bảo vệ môi trường
Trồng nhiều cây xanh, khôi phục hoang mạc, đồi trọc.
Việc trồng nhiều cây xanh giúp bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu. Trồng cây xanh ở các vùng đồi trọc, hoang mạc, còn giúp tái tạo nước ngầm, giảm xói mòn đất,…
Vì vậy, chúng ta nên trồng nhiều cây xanh, tổ chức khôi phục hoang mạc, đồi trọc mở rộng môi trường sống cho động vật. Việc hạn chế sử dụng các nguyên vật liệu gỗ cũng góp phần rất lớn đến việc giảm thiểu sự khai thác các cánh rừng.
Sản xuất, thay thế và sử dụng vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên
Bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên là cách hạn chế vấn đề ô nhiễm xung quanh môi trường sống. Điều này giúp hạn chế rác thải và giảm thiểu ô nhiễm.
Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng các vật dụng được chế tác từ các nguyên vật liệu có nguồn gốc từ công nghiệp sẽ giảm thiểu được việc khai thác tài nguyên, sự ô nhiễm khi chế tạo, tạo thành rác khó phân hủy,…
Nguyên cứu, sử dụng năng lượng sạch
Năng lượng sạch (năng lượng gió, năng lượng nước, mặt trời…) là dạng năng lượng khi sử dụng không tạo ra những chất thải độc hại gây ảnh hưởng đến môi trường. Vậy nên chính phủ các nước phải đổ tiềm lực để tập trung nghiên cứu để ngày càng ứng dụng năng lượng sạch vào trong đời sống sinh hoạt của con người
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường qua các phương tiện truyền thông
Hành động bảo vệ môi trường chính là giữ gìn cho môi trường luôn trong lành, sạch sẽ, ngăn ngừa và khắc phục các hậu quả xấu, giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn. Vì vậy các tổ chức bảo vệ môi trường tích cực hoạt động trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ đó mọi người sẽ hiểu rõ và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn.
Là học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Là học sinh sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn vẫn có thể góp bảo vệ được môi trường sống mà không cần làm điều gì quá to lớn như:
- Nắm rõ kiến thức về các tác nhân gây hại đến môi trường sống.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Mang theo túi riêng, từ chối sử dụng túi nilon
- Biết sử dụng các tài nguyên hợp lý, tiết kiệm điện, nước
- Chủ động tham gia các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương hay trường tổ chức
Để có thể có tiếng nói kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Thì đầu tiên, chính bản thân học sinh sinh viên của chúng ta không được phạm sai lầm; không tiếp tay cho những cá nhân có hành vi tổn hại đến môi trường. Thường xuyên tham gia các hành động bảo vệ môi trường tại các địa phương, các bạn sẽ dần có tiếng nói và có khả năng phê phán và báo cáo với chính quyền địa phương về những hành vi gây hại đến môi trường.
Vai trò của học sinh sinh viên trong việc bảo vệ môi trường
Với lực lượng đông đảo, bằng việc kêu gọi, vận động các hoạt động bảo vệ môi trường thì khi đó tất cả các học sinh đều có ý thức bảo vệ môi trường sẽ đóng vai trò lan tỏa những hành động ý nghĩa vì môi trường ra toàn xã hội.
Trở thành người truyền đạt
Chúng ta có thể truyền đạt ý thức bảo vệ môi trường cho gia đình và bạn bè của chúng ta. Sau này lớn lên các bạn còn truyền đạt cho con cái mình bảo vệ môi trường, cuối cùng là tạo nên một xã hội mà mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường.
Thay đổi nhận thức người khác
Khi các học sinh sinh viên tham gia các hoạt động vệ sinh tại địa phương. Làm cho người khác khi nhìn trực tiếp các video tích cực về bảo vệ môi trường trên mạng, sẽ khiến cho họ “lây lan” mong muốn bảo vệ môi trường như các em. Hoặc ít nhất là không muốn xả rác nơi các em đã dọn.
Kết luận
Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa bao giờ là một vấn đề dễ dàng giải quyết. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn bộ nhân loại, điều đó cần rất nhiều thời gian cũng như công sức của từng con người. Chính vì vậy là học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường thì ngay từ bây giờ chúng ta hãy tự nâng cao ý thức của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, cùng cố gắng vì một môi trường xanh, sạch, đẹp. Đó không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và các sinh vật sống khác mà còn là bảo vệ cuộc sống của con cháu chúng ta hàng trăm năm nữa.
Xem thêm:
Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên
Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường
Ngành Công an thi khối nào? Ngành Công an cần học những môn gì?
Trường Đại học Văn Lang cơ sở 3 đào tạo những ngành nghề nào? Cơ sở vật chất có tốt không?
HIV/AIDS là gì? Cách phòng chống HIV/IDS? Là học sinh cần làm gì để phòng chống HIV/AIDS