Hóa học 11 Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ Giải bài tập Hóa 11 trang 14
Giải Hoá học 11 Bài 3: Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit – bazơ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 11→14 chương 1 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Hóa 11 bài 3 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài và hiểu được kiến thức về sự điện li của nước, các chất chỉ thị axit – bazơ. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 11 Bài 3: Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit – bazơ, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.
Lý thuyết Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ
I. Nước là chất điện li rất yếu
1. Sự điện li của nước
Nước là chất điện rất yếu.
Pt điện li: H2O ⇔ H+ + OH-
2. Tích số ion của nước
Ở 25oC, hằng số gọi là tích số ion của nước.
KH2O = [H+]. [OH -] = 10-14
→ [H+] = [OH -] = 10-7
- Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trường trong đó
[H+] = [OH] = 10-7
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
a) Trong mt axít:
Ví dụ: Tính [H+] và [OH -] của dung dịch HCl
HCl → H+ + Cl-
10-3 M 10-3 M
=> [H+] = [HCl] = 10-3 M
=>[OH-] = = 10-11M
=> [H+] > [OH-] hay [H+] >10-7 M.
b) Trong môi trường bazơ
Ví dụ: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 10-5 M
NaOH → Na+ + OH-
10-5 M 10-5 M
=> [OH-] = [NaOH] = 10-5 M
=> [H+] = = 10-9 M
=>[OH-] > [H+]
* Vậy [H+] là đại lượng đánh giá độ axít, dộ bazơ của dung dịch.
Môi trường trung tính: [H+] = 10-7 M
Môi trường bazơ : [H+] <10-7 M
Môi trườngaxít: [H+] > 10-7 M
II. Khái niệm về PH chất chỉ thị axít – bazơ
1. Khái niệm về nồng độ pH
[H+] = 10-pH M hay pH= -lg [H+]
Nếu [H+] = 10-a M thì pH = a
Vd: [H+] = 10-3 M => pH = 3 Môi trường axít
[H+] = 10-11 M => pH = 11: Môi trường bazơ
[H+]= 10-7 M => pH = 7: môi trường trung tính.
2. Chất chỉ thị axit – bazơ
Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch
Vd: Quỳ tím, phenolphtalein chỉ thị vạn năng.
III. Một số công thức thường sử dụng trong quá trình tính pH của dung dịch
- Tính pH dung dịch axit: pH = -log [ H+ ]
- Tính pH của dung dịch bazo: pH = 14 – pOH = 14 – [- lg([OH-])] = 14 + lg([OH-])
- Công thức cần ghi nhớ thêm: [H+][OH−] = 10-14
Giải bài tập SGK Hóa 11 trang 14
Câu 1
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC
Gợi ý đáp án
Tích nồng độ ion H+ và nồng độ ion OH- trong nước gọi là tích số ion của nước. Ở 25oC, tích số này có giá trị 10-14
Câu 2
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
Gợi ý đáp án
Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7M hay pH < 7
Môi trường bazơ là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7M hay pH > 7
Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] hay [H+] = 10-7M hay pH = 7
Câu 3
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Gợi ý đáp án
Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch
Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:
pH pH ≤ 6 6 < pH < 8 pH ≥ 8 Quỳ Đỏ Tím Xanh
Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:
pH pH < 8,3 8,3 ≤ pH ≤ 10 Phenolphtalien Không màu Hồng
Câu 4
Một dung dịch có [OH-] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
A. Axit
B. Trung tính
C. Kiềm
D. Không xác định được
Trả lời: Chọn C Kiềm
Ta có: [H+] = 10-14/1,5.10-5 = 6,6.10-10M < 10-7M ⇒ Môi trường kiềm
Câu 5
Tính nồng độ H+, OH- và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
Gợi ý đáp án
Dung dịch HCl 0,1M: HCl → H+ + Cl-0,1M 0,1M
⇒ [H+] = 0,1M ⇒ [OH-] = 10-14/0,1 = 10-13M ⇒ pH = -lg 0,1 = 1
Dung dịch NaOH: NaOH → Na+ + OH-
0,01M 0,01M
⇒ [OH-] = 0,01M ⇒ [H+] = 10-14/0,01 = 10-12M ⇒ pH = – lg 10-12 = 12
Câu 6
Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:
A. [H+].[OH-] > 1,0.10-14
B. [H+].[OH-] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH-] < 1,0.10-14
D. Không xác định được.
Gợi ý đáp án
Chọn B. Vì tích số ion của nước là hằng số trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau.