Giáo án Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024

Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 1: Những gương mặt thân yêu theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.

Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….

TRƯỜNG THCS………

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU

Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 11

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được thể thơ sáu chữ và bảy chữ.

– Nhận biết được cách gieo vần của thể thơ sáu chữ và bảy chữ.

– Nhận biết và phân tích được bố cục của bài thơ có thể thơ sáu chữ và bảy chữ.

– Xác định và phân tích được mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Xác định được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học.

– Nhận diện và phân tích được đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.

– Viết được một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng trong cuộc sống.

– Thuyết trình được một tác phẩm văn học.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng:

– Năng lực nhận biết, phân tích được thể thơ sáu chữ và bảy chữ.

3. Phẩm chất

– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

Đọc thêm:  Mách bạn công thức làm cật heo xào đậu que vừa đơn giản lại hấp dẫn

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy giới thiệu về gia đình của em? Theo em những người thân trong gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Những người mặt thân yêu, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

– HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Đọc thêm:  Cảm biến máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

→ Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về thể thơ sáu chữ, bảy chữ, vần, bố cục, cảm hứng và tự tượng hình, tượng thanh.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Bài thơ thuộc thể thơ nào?

+ Xác định cách gieo vần và bố cục của bài thơ.

+ Xác định và phân tích mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

+ Nêu vai trò của sức tưởng tượng trong tiếp nhận văn học trong bài thơ trên.

+ Xác định và phân tích đặc điểm và nêu tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

1. Thơ sáu chữ, bảy chữ

– Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

2. Vần

– Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.

Đọc thêm:  Chi tiết thủ tục công chứng mua bán đất

3. Bố cục của bài thơ

– Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.

4. Mạch cảm xúc của bài thơ

– Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

5. Cảm hứng chủ đạo

– Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.

6. Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học

– Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan đề tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật, từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.

7. Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng:

– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom…

– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc…

– Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

………….

Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button