Giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo Công văn 5512 Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn Công nghệ

Giáo án Công nghệ 9 năm 2022 – 2023 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.

Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 9. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Ngữ văn 9. Vậy sau đây là giáo án môn Công nghệ 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo Công văn 5512

Tiết1BÀI 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

  • Sau khi học song học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

2. Kỹ năng:

  • Biết cách bảo vệ an toàn điện cho người và thiết bị.

3. Thái độ:

  • Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.

4. Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
  • Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
  • Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

  • Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
  • Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

  • Bản mô tả nghề điện dân dụng và các sách tham khảo
  • Các tranh ảnh về nghề điện dân dụng

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học , có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Trình bày sĩ số, nề nếp lớp.(1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: Thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên được tiếp xúc với điện vậy điện năng có vai trò như thế nào trong cuốc sống hàng ngày ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: học sinh biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

– GV cho HS đọc nội dung trong sách giáo khoa.

– GV chốt lại vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:

– Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.

– Nghề điện dân dụng rất đa dạng.

– Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– HS đọc nội dung trong SGK

– HS nghe giảng

I. Vai trò vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống:

– Gắn với hầu hết các hoạt động trong sản xuất và đời sống.

– Nghề điện dân dụng rất đa dạng

Đọc thêm:  2 cách làm bánh sữa chua Đài Loan đơn giản tại nhà

– Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

– GV cho HS hoạt động nhóm (chia học sinh làm 4 nhóm):

Nhóm 1: Thảo luận nội dung “Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng”

Nhóm2: Thảo luận nội dung

“Nội dung lao động của nghề điện dân dụng”

Nhóm 3: Thảo luận nội dung “Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng”

Nhóm 4: Thảo luận nội dung “Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động”.

– GV hướng dẫn HS nêu các mục 5); 6); 7)

Thông qua hệ thống câu hỏi:

Triển vọng của nghề?

Nơi nào đào tạo nghề?

Hoạt động của nghề?

– HS hoạt động theo nhóm

– Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét.

– Học sinh suy nghĩ – trả lời như Sgk.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:

1) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng.

SGK trang 5

2) Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.

– Bao gồm các lính vực:

+ Lắp đặt mạng điện sản xuất, sinh hoạt.

+ Lắp đặt trang thiết bị sản xuất và sinh hoạt.

+Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố về điện.

3) Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.

+ Thường được thực hiện trong nhà.

+ Có những công việc thực hiện ngoài trời.

+ Có những công việc cần trèo cao, đi lưu động, làm việc gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm đế tính mạng.

4) Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:

Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

Sức khỏe

5)Triển vọng của nghề.

6)Những nơi đào tạo nghề.

7)Những nơi hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10′)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

– Nghề điện dân dụng có vai trò, vị trí gì trong sản xuất và đời sống?

– Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao độngnhư thế nào?

– Nghề điện dân dụng có triển vọng như thế nào?

-Nơi nào đào tạo? Nơi hoạt động nghề điện dân dụng?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Để trở thành người thợ điện ,cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số hình ảnh về điều kiện,những nơi làm việc của nghề điện:

4. Hướng dẫn về nhà:

– Học bài và xem trước bài 2. “Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà”

– Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện, vật cách điện của mạng điện .

Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

– Sau khi học xong học sinh biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

– Trình bày được công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.

– Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng

2. Kỹ năng:

– Nhận biết được một số vật liệu thông dụng trong thực tế.

3. Thái độ, tình cảm:

– Thái độ học tập nghiêm túc, hợp tác xây dưng bài.

Đọc thêm:  Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?

4. Năng lực, phẩm chất :

– Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

– Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

– Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

– Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

– Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III. CHUẨN BỊ:

* Cả lớp :

Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện.

* Mỗi nhóm :

Sưu tầm thêm một số mẫu về vật liệu điện của mạng điện.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số HS.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Hãy trình bày nội dung lao động của nghề điện dân dụng? Cho ví dụ?

3.Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học: thuyết trình

Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Như ta đã nghiên cứu ở chương trình CN 8, có rất nhiều loại vật liệu địên, các loại vật liệu nào thường được sử dụng trong lắp đạt mạng điện trong nhà chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: biết được một số vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

– công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.

– Biết cách sử dụng một số vật liệu thông dụng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu dây dẫn điện .

+ GV cho HS quan sát cấu tạo của một số dây dẫn điện trong hình2 -1

SGK. Phân loại và ghi vào bảng .

– Gọi HS điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

(Xem các câu hỏi trong SGK) .

– Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn nào ?

+ Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện .

– Cho HS quan sát thực tế dây dẫn được bọc cách điện và trả lời :

a/ Vỏ bọc cách điện và lõi dây dẫn được làm bằng gì?

b/ Hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?

+ Sử dụng dây dẫn điện:

– Ký hiệu: dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện: M (n x F)

Trong đó M: lõi đồng .

n: là số lõi dây, F: là tiết diện của lõi dây dẫn ( mm2 ) .

– Trong quá trình sử dụng dây dẫn ta cần chú ý điều gì ?

* Hoạt động 2:Tìm hiểu dây cáp điện .

– GV vẽ hình 2-3 SGK trình bày cấu tạo của cáp điện gồm: lõi cáp, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ

– Nêu sự khác nhau về cấu tạo của dây dẫn điện và cáp điện .

+ Cáp điện thường được sử dụng như thế nào trong mạng điện gia đình ?

* Hoạt động 3: Tìmhiểu về vật liệu cách điện:

– Thế nào là vật liệu cách điện ?

– Hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ ra những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà ?

– HS quan sát hình 2-1 và điền vào bảng phân loại dây dẫn điện

Dây dẫn trần

Dây dẫn bọc cách điện

Dây dẫn lõi nhiểu sợi

Dây dẫn lõi 1 sợi

d

a,b,c

c,b

a

– Điền từ thích hợp vào các câu sau :

Đọc thêm:  Mikey có hình ảnh đẹp nhất.

+ Câu 1: từ thích hợp là : Bọc cách điện

+ Câu 2: từ thích hợp là :

Nhiều .

– Loại dây dẫn được bọc cách điện .

HS trả lời câu hỏi của GV

– Vỏ: Chất cách điện tổng hợp PVC .

– Lõi: được làm bằng

đồng hoặc nhôm .

– Màu sắc khác nhau có thể phân biệt được dây đôi và dây đơn.

– HS trả lời câu hỏi của GV .

+ Thường xuyên kiểm tra vỏ bọc cách điện để tránh gây ra tai nạn cho người .

+ Đảm bảo an tồn khi nối dây

– HS quan sát và nghe thông tin về cấu tạo của cáp điện .

– Quan sát bảng 2-2 SGK về một số loại dây cáp điện

– Khác nhau : cáp điện đều có vỏ bảo vệ

– Sử dụng từ đường dây hạ áp của lưới điện đến mạng điện trong nhà

– HS trả lời câu hỏi của GV .

– Vật liệu cách điện luôn đi liền với vật liệu dẫn điện nhằm đảm bảo an tồn cho người và cho mạng điện Nên phải đảm bảo: Độ cách điện cao,chịu nhiệt tốt, chống ẩm và có độ bền cơ học.

– Thực hiện cách gạch chéo trong SGK .

– HS trả lời câu hỏi GV

I/ Dây dẫn điện :

1/ Phân loại : Gồm:

– Dây dẫn trần

– Dây dẫn bọc cách điện .

– Dây dẫn lõi nhiều sợi

– Dây dẫn lõi một sợi .

* Chú ý : Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn bọc cách điện .

2/ Cấu tạo : Gồm :

+Vỏ cách điện : được làm bằng chất cách điện tổng hợp PVC

+ Lõi : được làm bằng chất đồng hoặc nhôm

3/ Sử dụng : Phải chọn dây dẫn theo đúng thiết kế của mạng điện là M (n x F)

– Trong quá trình sử dụng cần chú ý sau:

+ Phải kiểm tra vỏ bọc cách điện .

+ Khi nối dây phải đảm bảo an tồn .

II/ Dây cáp điện :

1/ Cấu tạo : Gồm

+ Lõi cáp (1)

+ Vỏ cách điện (2)

+ Vỏ bảo vệ (3) .

Trong thực tế có cáp một lõi và cáp nhiều lõi

2/ Sử dụng : Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà .

III/ Vật liệu cách điện:

Cần đạt các yêu cầu sau : Độ cách điện cao, chụi nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao

– Sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu kĩ thuật điện.

– Có ý thức thực hiện đúng vệ sinh, không vứt bỏ bừa bãi, tận dụng phế liệu để tái sinh

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10′)

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

– GV cho HS dùng dây dẫn điện mang theo để tự trình bày:

-Thuộc loại dây dẫn gì?

-Có cấu tạo như thế nào ?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

– Hãy mô tả cấu tạo của cáp điện và dây dẫn điện trong mạng điện gia đình ?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

4. Hướng dẫn về nhà:

Học bài theo câu hỏi cuối bài học ở SGK.

………………

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án môn Công nghệ lớp 9 theo Công văn 5512!

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button