Giáo án Mĩ thuật 4 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 năm 2023 – 2024

Giáo án Mĩ thuật 4 sách Cánh diềumang tới bài soạn Bài 2: Màu nóng, màu lạnh – Chủ đề 1: Sự thú vị của màu sắc. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Tin học, Âm nhạc. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 4 trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: SỰ THÚ VỊ CỦA MÀU SẮCBÀI 2: MÀU NÓNG, MÀU LẠNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các màu nóng, màu lạnh và vận dụng vào thực hành, tạo sản phẩm đề tài phong cảnh quê hương.
  • Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và ý tưởng sử dụng tranh phong cảnh trong cuộc sống.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, tính toán,… thông qua các hoạt động trao đổi, chia sẻ; sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh theo ý thích.

2.2. Năng lực riêng:

  • Nhận biết được sự kết hợp màu nóng, màu lạnh trong một số hình ảnh phong cảnh.
  • Sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh sử dụng màu nóng, màu lạnh.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và nhận biết được hình ảnh nổi bật trên sản phẩm của mình, của bạn; chia sẻ được cảm nhận về các sản phẩm tranh phong cảnh.

3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, có trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
  • Có ý thức tìm hiểu về tranh phong cảnh có sử dụng màu nóng, màu lạnh trong đời sống.
  • Tôn trọng sản phẩm, sự sáng tạo của bạn bè và mọi người.
  • Tự tin chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình về sản phẩm, bài học.
Đọc thêm:  Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Bài kiểm tra cuối khóa môn Tiếng Việt 2

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

2.1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật
  • Bút màu vẽ, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2.2. Đối với học sinh

  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, bìa cắt các hình thù thuộc đề tài phong cảnh, giấy màu, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, NHẬN BIẾT

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

– GV cho HS làm việc cá nhân:

Quan sát vòng tròn màu sắc dưới đây và cho biết:

+ Những màu nào là màu nóng?

+ Những màu nào là màu lạnh?

– GV gọi một số HS, chỉ vào một số màu sắc để HS nhận biết màu nóng, màu lạnh

– GV nhận xét và kết luận:

+ Màu nóng: vàng, đỏ, cam, hồng…

+ Màu lạnh: xanh lá cây, xanh lam, xanh da trời, tím,…

– GV cho HS quan sát một số hình ảnh phong cảnh và đưa ra nhiệm vụ: Hình ảnh nào có nhiều màu nóng, màu lạnh hoặc có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh?

– GV gọi 4 HS trả lời cho từng hình ảnh.

– GV nhận xét và đưa ra câu trả lời:

+ Hình 1: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh.

+ Hình 2: Nhiều màu lạnh.

+ Hình 3: Nhiều màu nóng.

+ Hình 4: Có sự kết hợp màu nóng và màu lạnh.

Đọc thêm:  Lời bài hát Tháng mấy em nhớ anh?

– GV kết luận: Có thể bắt gặp các màu nóng, màu lạnh ở hình ảnh trong đời sống, trong tác phẩm mĩ thuật.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng màu nóng, màu lạnh vào sáng tạo nên bức tranh phong cảnh.

b. Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS một số cách thực hành sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh.

– GV kết luận: Có nhiều cách để sáng tạo ra sản phẩm tranh phong cảnh như: sử dụng các miếng bìa cắt thành hình rồi in tranh phong cảnh, sử dụng bút màu để vẽ tranh. Ngoài ra còn có thể sử dụng giấy màu, hồ dán để sáng tạo bức tranh cắt/ xé, dán.

– GV cho HS thực hành sáng tạo: Em hãy sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm về đề tài phong cảnh quê hương theo ý thích.

– GV cho HS xem một số sản phẩm để tham khảo trước khi HS thực hành sáng tạo.

C. HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Tự tin chia sẻ với thầy cô, các bạn về ý tưởng sản phẩm đề tài phong cảnh của mình.

– Nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn bè.

b. Cách tiến hành

– GV chia lớp làm các nhóm (4 HS/nhóm).

– GV hướng dẫn các nhóm hoạt động:

+ Lần lượt từng thành viên trong nhóm chia sẻ về ý tưởng sản phẩm của mình cho các bạn cùng nhóm nghe.

+ Từng thành viên trong nhóm chia sẻ cảm nhận của mình về các sản phẩm của các bạn cùng nhóm.

– Gợi ý:

+ Sản phẩm của em có tên là gì?

+ Em sáng tạo sản phẩm bằng cách nào?

+ Sản phẩm của em, của bạn có sử dụng màu nóng, màu lạnh nào?

– GV mời đại diện HS của 3 – 4 nhóm để chia sẻ về ý tưởng sản phẩm của mình và nêu cảm nhận của mình về các sản phẩm của thành viên trong nhóm mình trước lớp. Các HS khác lắng nghe rồi chia sẻ cảm nhận của mình về bức tranh của bạn.

Đọc thêm:  [Review] Trường Tiểu học Phù Đổng – Q. Hải Châu, Đà Nẵng

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện phẩm chất tôn trọng sản phẩm sáng tạo của chính mình và những người xung quanh; biết cách sử dụng tranh phong cảnh để trang trí, làm đẹp thêm cho những không quan như phòng học ở nhà, lớp học,…

b. Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS sử dụng tranh phong cảnh để trang trí, làm đẹp thêm ở những không gian như: phòng học ở nhà, trong ngôi nhà của mình, ở lớp học,…

* CỦNG CỐ

– GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

– GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện về các màu nóng, màu lạnh; cách sử dụng màu nóng, màu lạnh để sáng tạo sản phẩm đề tài phong cảnh.

+ Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè.

+ Đọc trước nội dung tiết sau: Bài 3 – Những vật liệu khác nhau.

– HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS theo dõi GV hướng dẫn cách thực hành sáng tạo sản phẩm tranh phong cảnh.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS chuẩn bị thực hành sáng tạo tranh phong cảnh theo ý thích.

– HS theo dõi một số sản phẩm để tham khảo.

– HS chia thành các nhóm.

– HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

– HS trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp, các HS khác lắng nghe và chia sẻ cảm nhận.

– HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, thực hiện

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button