Giáo án Đạo đức 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Đạo đức lớp 4 năm 2023 – 2024

Giáo án Đạo đức 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới bài soạn mẫu Bài 1: Biết ơn người lao động, Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Đạo đức 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 môn Đạo đức của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo giáo án Mĩ thuật. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 4 trong bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

Kế hoạch bài dạy Đạo đức 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐẠO ĐỨCBÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (4 tiết)(TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

− Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.
  • Biết vì sao phải biết ơn người lao động.
  • Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

− HS có cơ hội hình thành và phát triển:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động.
  • Phẩm chất nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
  • Bộ tranh về Biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDĐT.
  • Bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp), video “Bài hát về việc làm và nghề nghiệp”,…
  • Máy chiếu, máy tính, bài giảng PowerPoint (nếu có).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

− GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” (sáng tác: Trần Hữu Pháp) và trả lời câu hỏi:

Đọc thêm:  7 quán chè chuối nướng ngon cho ai đang lên cơn thèm ngọt, tranh thủ ghé qua

+ Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?

− GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

− GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài:

+ Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới, người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,… cung cấp cho xã hội, người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam, người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước.

+ Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể.

– HS lắng nghe

– Những nghề được nhắc đến trong bài hát: công nhân, nông dân, lái tàu, kĩ sư

– HS lắng nghe cô giáo giảng

2. Khám phá

Hoạt động 1. Tìm hiểu những đóng góp của người lao động

* Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh.

* Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?

– GV nhận xét, kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta”. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công.

Đọc thêm:  Đề thi vào lớp 10 năm học 2018 – 2019 trường THCS An Lễ, Thái Bình Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn

– GV tiếp tục dùng kĩ thuật Tia chớp để HS trả lời nhanh câu hỏi:

+ Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết.

+ Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?

– GV kẻ bảng, lần lượt điền vào bảng những câu trả lời đúng.

Ví dụ:

STT

Nghề nghiệp

Đóng góp

1

Nông dân (lái máy gặt)

Góp phần tạo ra lúa, gạo cho xã hội

2

Công nhân (may)

May quần áo cho mọi người

3

Giáo viên

Dạy kiến thức, đạo đức, kĩ năng,…cho HS.

4

Nhân viên bán hàng

Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hoá.

5

Bác sĩ

Khám, chữa bệnh cho mọi người.

6

Nhà khoa học

Nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống.

– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi ‘‘Giải đố về nghề nghiệp”. GV chọn hai đội chơi, mỗi đội khoảng 3 − 5 HS. Lần lượt đội A nêu câu hỏi, đội B trả lời và ngược lại. Có thể sử dụng câu đố vui về nghề nghiệp hoặc mô tả hoạt động của một nghề nghiệp để đội bạn gọi tên nghề nghiệp đó.

1/ Nghề gì cần đến đục, cưa

Làm ra giường, tủ,… sớm, trưa ta cần?

2/ Nghề gì vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác?

3/ Nghề gì chân lấm tay bùnCho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

4/ Nghề gì bạn với vữa, vôiXây nhà cao đẹp, bạn tôi đều cần?

5/ Nghề gì chăm sóc bệnh nhânCho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?

…………….

– HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– Giúp đường phố sạch đẹp.

– HS lắng nghe

– HS trả lời

– Bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, diễn viên, nông dân, công nhân, …

– Những công việc đó đóng góp cho xã hội: khám chữa bệnh, dạy kiến thức, tạo ra lương thực, …

– HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– HS chia làm 2 đội, tham gia trò chơi.

– Nghề thợ mộc

– Nghề lái xe, tài xế

– Nghề làm nông

Đọc thêm:  Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 9, 10, 11, 12

– Nghề thợ xây

– Nghề bác sĩ

3. Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1.Bày tỏ ý kiến

– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc bài tập, suy nghĩ, và bày tỏ ý kiến.

– GV mời một số HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, kết luận:

a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.

b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được.

c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.

d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội.

e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.

– HS chú ý lắng nghe và trả lời.

– HS phát biểu

4. Vận dụng, củng cố

– GV tổ chức cho HS chơi trò “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.

– GV chọn một HS xung phong làm phóng viên, lần lượt hỏi các bạn trong lớp:

+ Bạn đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động?

+ Có khi nào bạn chứng kiến những lời nói, việc làm chưa biết ơn người lao động?

+ Bạn có suy nghĩ gì về điều đó?

– GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực.

– Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học.

– Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau

– HS tham gia chơi.

– 1HS làm phóng viên và hỏi cả lớp.

– 3-5 HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân

ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Đạo đức 4 KNTT!

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button