GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Giáo dục công dân lớp 8 trang 54 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập GDCD 8 bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần luyện tập vận dụng trang 63. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
Soạn Giáo dục công dân lớp 8 sách Chân trời sáng tạo được th-thule-badinh-hanoi.edu.vn biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK trang 54 →63, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn GDCD 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Luyện tập GDCD 8 Bài 9 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1
Em hãy đưa ra quan điểm đối với các ý kiến sau:
a. Sử dụng hóa chất để bảo quản, chế biến thực phẩm là điều bình thường.
b. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chỉ ảnh hưởng đến môi trường.
c. Vũ khí và các chất độc hại được phép tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
d. Học sinh nên tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Gợi ý đáp án
Ý kiến a) Không đồng tình. Vì:
+ Sử dụng hóa chất để bảo quản và chế biến thực phẩm chỉ là điều bình thường trong trường hợp: loại hóa chất đó thuộc danh mục cho phép, có chất lượng tốt, còn hạn sử dụng; được sử dụng theo đúng quy định tiêu chuẩn về hàm lượng, đúng quy trình,… Tuy nhiên, dù thực hiện đúng quy định, chúng ta cũng không nên khuyến khích việc bảo quản thực phẩm bằng hóa chất.
+ Việc sử dụng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng; sử dụng sai về liều lượng, quy trình,… dễ dẫn tới tai nạn về ngộ độc thực phẩm hoặc gây những di chứng lâu dài (khó phát hiện ngay) đối với sức khỏe của người dùng.
– Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: ngoài việc gây tác động đến môi trường; những tai nạn về vũ khí, cháy nổ, chất độc hại còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của các cá nhân, gia đình, cộng đồng,…
– Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các loại vũ khí, chất độc hại.
– Ý kiến d) Đồng tình. Vì: hiện nay, các tai nạn về cháy, nổ, vũ khí, chất độc hại có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, để bảo vệ bản thân mình tốt hơn, mỗi học sinh nên tự trang bị thêm cho mình những kiến thức và kĩ năng đúng đắn, khoa học để phòng ngừa hoặc ứng phó khi xảy ra các tai nạn.
Luyện tập 2
Em hãy đọc các hành vi dưới dây và thực hiện yêu cầu
a. Anh T hút thuốc lá tại trạm xăng dầu
b. Chị M tiêm hóa chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận
c. Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của bộ Y tế trong chế biến thực phẩm
d. Công ti P có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường
Yêu cầu:
Em hãy nhận diện nguy cơ của các hành vi trên.
Gợi ý đáp án
– Hành vi a) Anh T hút thuốc lá tại trạm xăng dầu.
+ Nguy cơ: cháy, nổ.
+ Hậu quả: nguy hiểm đến tính mạng của anh T và những người xung quanh; gây thiệt hại lớn và kinh tế và ô nhiễm môi trường.
– Hành vi b) Chị M tiêm hoá chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận.
+ Nguy cơ: ngộ độc thực phẩm
+ Hậu quả: nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng.
– Hành vi c) Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của Bộ Y tế trong chế biến thực phẩm.
+ Nguy cơ: ngộ độc thực phẩm (tuy nằm trong danh mục hóa chất được bộ Y tế cho phép, nhưng bà K có đảm bảo sử dụng đúng liều lượng? quy trình kĩ thuật… hay không? Khi sử dụng vượt quá liều lượng, sai cách thức,.. thì cũng có thể gây ngộ độc).
+ Hậu quả: nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bà K và những người trong gia đình.
– Hành vi d) Công ti P có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
+ Nguy cơ: ngộ độc thực phẩm
+ Hậu quả: gây nguy hại đến sức khỏe của con người (ví dụ: xả chất thải ra môi trường đất/ nước sẽ gây hại cho các loài sinh vật sống ở khu vực đó => con người tiêu thụ, sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm độc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe); ô nhiễm môi trường.
Luyện tập 3
Em hãy kể những nguy cơ có thể gây tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại có trong gia đình em, cho biết bản thân em cần làm gì để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Gợi ý đáp án
– Một số nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ và chất độc hại có trong gia đình em:
+ Cháy, chập các thiết bị điện.
+ Việc đốt vàng mã vào các ngày lễ, tết.
+ Các vật liệu dễ cháy để ở sát khu vực bếp đun.
+ Một số loại phẩm màu, phụ gia thực phẩm (ví dụ: phẩm màu công nghiệp; gói gia vị chế biến sẵn,…)
– Để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, em cần:
+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.
+ Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa/ ứng phó với tai nạn.
+ …
Luyện tập 4
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
– Nếu là bạn N và em T, hãy cho biết em thực hiện như thế nào để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.
– Cho biết bạn N nên nhắc nhở em trai là em T như thế nào để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.
Gợi ý đáp án
Để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại, bạn N nên nhắc nhở em trai:
+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa/ ứng phó với tai nạn.
Luyện tập 5
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1:
Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?
Tình huống 2:
Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật không? Vì sao?
Em có tán thành ý kiến của bạn K không? Vì sao?
Vận dụng GDCD 8 Bài 9 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1
Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường của mình.
Vận dụng 2
Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp với nội dung nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.