GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Giáo dục công dân lớp 6 trang 13 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng trong SGK Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 13, 14, 15, 16.

Qua đó, giúp các em nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì, biết quý trọng những người siêng năng, kiên trì. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 3 cho học sinh của mình theo sách mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của th-thule-badinh-hanoi.edu.vn:

I. Khởi động GDCD 6 bài 3

II. Khám phá GDCD 6 bài 3

Câu 1

a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ trạng nguyên?

b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Gợi ý trả lời

a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.

b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Đọc thêm:  Hướng dẫn chơi PUBG Mobile trên PC, mobile cho người mới

Câu 2

Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi:

Quan sát tranh

a) Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh?

b) Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết?

Gợi ý trả lời:

a) Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3

Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4

b) Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó…

III. Luyện tập GDCD 6 bài 3

IV. Vận dụng GDCD 6 bài 3

Câu 1

Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì và viết bài học rút ra từ tấm gương đó?

Gợi ý trả lời:

Tấm gương về siêng năng, kiên trì là: Nguyễn Ngọc Kí.

Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.

Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

Đọc thêm:  Thể lệ Mùa hè kỳ thú VioEdu 2022 Đấu trường Toán học cho học sinh Tiểu học và THCS

Câu 2

Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thầy cô và các bạn?

Gợi ý trả lời:

Biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì

  • Dậy muộn.
  • Lười tập thể dục buổi sáng
  • Lười làm bài tập về nhà
  • Chưa giúp bố mẹ việc nhà mỗi khi rảnh rỗi….

Kế hoạch khắc phục

  • Lập thời gian biểu cho mình: Ví dụ sáng dậy từ mấy giờ, ….
  • Dậy sớm.
  • Kiên trì tập thể dục.
  • Làm bài tập thường xuyên,…

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button