Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo) Soạn Địa 9 trang 111

Giải Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo) là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi bài tập trang 111 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 9 trang 111 giúp các em hiểu được tình hình phát triển kinh tế, các trung tâm kinh tế. Soạn Địa lí 9 bài 29 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa 9 Bài 29 Vùng Tây Nguyên, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Vùng Tây Nguyên (Tiếp theo)

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp.

* Trồng trọt:

– Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

– Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh, các loại cây quan trọng là cà phê, cao su, chè, điều…

=> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được phát triển.

– Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

– Khó khăn: thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh tác hại của ma túy đối với đời sống con người Dàn ý + 12 bài văn hay lớp 10

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp:

– Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp.

– Chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực.

– Các ngành quan trọng nhất là chế biến nông – lâm sản và thủy điện.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh.

+ Công nghiệp thủy điện: các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai trên sông Xê Xan và Xrê Pôk.

c) Dịch vụ.

– Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

– Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

– Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô xít, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia và làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội của Tây Nguyên.

2. Các trung tâm kinh tế

– Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

– Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

– Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 29

(trang 106 sgk Địa Lí 9)

– Dựa vào hình 29.1 (SGK trang 106), hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?

Đọc thêm:  Văn mẫu lớp 11: Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài Từ ấy Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 11

Trả lời:

– So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.

– Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:

+ Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 29 trang 111

Câu 1

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp như:

– Thuận lợi:

+ Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

+ Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

+ Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

– Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

+ Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

+ Là vùng còn khó khăn của đất nước.

Đọc thêm:  Lợi ích tư thế con cá sấu Makaraana là gì? Cách tập Makaraana yoga

+ Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường

Câu 2

Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?

Gợi ý đáp án

Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:

– Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren …), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc

⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

– Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.

– Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.

– Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button