Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Soạn Địa 8 trang 86

Địa 8 Bài 23 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về vị trí, giới hạn, đặc điểm lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 86.

Soạn Địa lí 8 Bài 23 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Lý thuyết Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

– Đất liền: diện tích 331.212 km2 (8034’B -> 23023’B và 102010’Đ -> 109024’Đ)

  • Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
  • Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

– Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2

Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

– Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:

  • Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • Trung tâm khu vực gió mùa Đông Nam Á
  • Cầu nối giữa đất liền và hải đảo.
  • Tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Đọc thêm:  Avatar đôi, avatar cặp đẹp nhất cho người đang yêu

2. Đặc điểm lãnh thổ.

a) Phần đất liền.

– Kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 150 vĩ tuyến.

– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.

– Có đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.

– Biên giới trên với bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài 4500km.

b) Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam.

– Có hai quần đảo lớn là:

  • Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).
  • Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

* Ý nghĩa:

– Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…

– Đối với hoạt động kinh tế – xã hội:

  • Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ
  • Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 23 trang 86

Câu 1

Căn cứ vào hình 24.1 tính khoảng cách (kilomet) từ Hà Nội tới thủ đô các nước Phi-líp -pin, Bru-nây, Xin-ga-pho, Thái Lan?

Gợi ý đáp án

  • Xác định trên bản đồ thủ đô các nước Đông Nam Á (hình 24.1).
  • Đo, tính khoảng cách từ Hà Nội tới thủ đô các nước. Chú ý, tỉ lệ bản đồ (1cm trên bản đồ tỉ lệ 1:30.000.000 bằng 30km ngoài thực địa).
Đọc thêm:  Hàm SUMPRODUCT trong Excel Hàm tính tổng của các tích trong Excel

Câu 2

Từ kinh tuyến phía Tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)?

Gợi ý đáp án

Từ kinh tuyến phía tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến chênh nhau 60 phút đồng hồ.

Câu 3

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

Gợi ý đáp án

Thuận lợi:

  • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
  • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

  • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
  • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button