Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Soạn Địa 8 trang 6
Địa lí 8 Bài 1 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 6.
Soạn Địa lí 8 Bài 1 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Địa 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục
– Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là một bộ phận cua lục địa Á -Âu.
– Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới.
– Tiếp giáp:
- 2 châu lục: Châu Âu và châu Phi
- 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a) Đặc điểm địa hình
– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
– Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.
– Các đồng bằng rộng: Ấn -Hằng, Tây Xi- bia, Hoa Băc, Hoa Trung, Lưỡng Hà,…
b) Khoáng sản
– Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.
– Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 1
Câu 1
Quan sát hình 1.1 SGK, hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
Gợi ý đáp án
– Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
– Về kích thước:
- Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44′ B, điểm cực Nam là 1°16’B.
- Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.
– Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá.
Câu 2
Nêu các đặc điềm của địa hình châu Á. Kể tên một số dãy núi và sơn nguyên chính, mật số đồng bằng lớn của châu Á.
Gợi ý đáp án
– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp.
– Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
– Các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai.
– Các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan,…
– Các đồng bằng lớn: Turan, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung, …
Câu 3
Dựa vào hình 1.2 SGK, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các sông chính trên từng đồng bằng theo mẫu sau:
STT
Các đồng bằn lớn
Các sông chính
Gợi ý đáp án
STT Các đồng bằn lớn Các sông chính 1 Tây Xibia Ôbi, I-ê-nít-xây 2 Hoa Bắc Hoàng Hà 3 Hoa Trung Trường Giang 4 Ấn – Hằng Ấn, Hằng 5 Sông Mê Công Mê Công 6 Lưỡng Hà Ti-grơ và ơ-phrát