Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 1 Sinh 11

Đề cương ôn tập Sinh học 11 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 11 chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh 11 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Sinh học 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 môn Toán 11.

I. Kiến thức ôn tập cuối kì 1 lớp 11 môn Sinh

Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, cụ thể:

– Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

– Vận chuyển các chất trong cây

– Thoát hơi nước ở lá

– Vai trò của các nguyên tố khoáng. Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

– Quang hợp ở thực vật

– Hô hấp ở thực vật

Lưu ý: Giới hạn nội dung các đợt kiểm tra định kì

– Kiểm tra đánh giá giữa kì I: từ bài 1 đến hết bài 8

– Kiểm tra đánh giá cuối kì I: từ bài 9 đến hết bài 14

II. Câu hỏi tự luận thi học kì 1 Sinh 11

Câu 1: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và ion khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp ở rễ?

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Câu 3: Phân biệt 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Giải thích vì sao thoát hơi nước là “tai họa tất yếu” của cây?

Câu 4: Lá cây bị úa vàng. Đưa vào gốc cây hoặc phun lên lá ion nào trong ba loại Ca2+, Fe3+, Mg2+ để lá cây xanh lại? Giải thích vì sao?

Câu 5: Trình bày các nguồn cung cấp và quá trình chuyển hóa nitơ ở thực vật dưới dạng sơ đồ.

Câu 6: Trình bày hiểu biết của em về quang hợp ở thực vật (vai trò, cơ quan, bào quan, sắc tố quang hợp)

Câu 7: So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM

Câu 8: Trình bày hiểu biết của em về hô hấp ở thực vật (khái niệm, phương trình, vai trò, các hình thức hô hấp).

Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường để giải thích các kĩ thuật bảo quản nông sản như phơi khô, để lạnh…

III. Trắc nghiệm thi học kì 1 môn Sinh học 11

Câu 1. Đơn vị hút nước của rễ là:

A. Tế bào lông hútB. Tế bào biểu bìC. Không bàoD. Tế bào rễ

Câu 2. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A. Quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxiB. Quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxiC. Quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxiD. Quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi

Câu 3. Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:

A. Số lượng tế bào lông hút lớnB. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toảC. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hútD. Số lượng rễ bên nhiều

Câu 4. Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:

I. Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối.

II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ.

III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới.

IV. Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ.

A. I, II, IIIB. II, III, IVC. I, II, IVD. I, III, IV

Câu 5. Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:

A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào

Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượngB. Nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấpC. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượngD. Nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng

Câu 7. Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?

A. Chủ độngB. Khuếch tánC. Có tiêu dùng năng lượng ATPD. Thẩm thấu

Câu 8. Trong các biện pháp sau:

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?

A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.

Đọc thêm:  Lời bài hát Đi cùng em

Câu 9. Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng

A. Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.B. Hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).C. Thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.D. Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 10. Các ion khoáng:

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi)

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với gradien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)B. (1), (3) và (4)C. (2), (3) và (4)D. (1), (2) và (4)

Câu 11. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?

A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ láB. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ láC. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củD. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ

Câu 12. Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?

A. Quản bào và mạch ốngB. Mạch gỗ và tế bào kèmC. Mạch ống và mạch râyD. Ống rây và mạch gỗ

Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá câyB. Dịch mạch gỗ được chuyền theo chiều từ lá xuống rễC. Chất hữu cơ được dự trữ trong củ chủ yếu được tổng hợp ở láD. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực kéo dòng mạch gỗ

Câu 14. Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?

A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản râyB. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống râyC. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống râyD. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác

Câu 15. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?

A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nướcB. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinhC. Lực đẩy của rễ do áp suất rễD. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ

Câu 16. Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:

A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗB. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)C. Lực đẩy (áp suất rễ)D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Câu 17. Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?

A. Cây bụi thấp và cây thân thảoB. Cây thân bòC. Cây thân gỗD. Cây thân cột

Câu 18. Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:

A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân láB. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễC. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nướcD. Lực hút của lá, do thoát hơi nước

Câu 19. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. FructozơB. GlucôzơC. SaccarozơD. Ion khoáng

Câu 20. Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào?

A. Từ mạch gỗ sang mạch râyB. Qua mạch gỗC. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuốngD. Từ mạch rây sang mạch gỗ

Câu 21. Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?

A. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do có điều tiết độ mở của khí khổngB. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nướcC. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sángD. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

Câu 22. Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:

A. Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong láB. Vật liệu xây dựng tỏa nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơnC. Cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơnD. Vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn

Câu 23. Ở một số cây (cây thường xuân – Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không? Vì sao?

A. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bìB. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổngC. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì láD. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá

Câu 24. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

Đọc thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022 – 2023 6 Đề thi Sử 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổngB. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổngC. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổngD. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh

Câu 25. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:

A. Qua thân, cành và láB. Qua khí khổng và qua cutinC. Qua cành và khí khổng của láD. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá

Câu 26. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?

A. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợpB. Khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của câyC. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóngD. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

Câu 27. Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?

A. Phân bónB. Ánh sángC. NướcD. Nhiệt độ

Câu 28. Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

(2) Vận tốc lớn

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

(4) Vận tốc nhỏ

Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 29. Khi tế bào khí khổng no nước thì:

A. Thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở raB. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở raC. Thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở raD. Thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra

Câu 30. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn raB. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếuC. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnhD. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh

Câu 31. Chất khoáng hoà tan được vận chuyển từ

A. Rễ lên lá theo mạch gỗB. Lá xuống rễ theo mạch gỗC. Rễ lên lá theo mạch râyD. Lá xuống rễ theo mạch rây

Câu 32. Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzimB. Là thành phần của protein, axit nucleicC. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổngD. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, enzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ

Câu 33. Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:

1. Gây độc hại đối với cây

2.Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường

3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết

4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi

A. 1, 2, 3, 4B. 1, 2, 3C. 1, 2D. 1, 2, 4

Câu 34. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảmB. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảmC. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàngD. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá

Câu 35. Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây:

A. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chuaB. Bón vôi cho đất kiềmC. Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nướcD. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion

Câu 36. Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:

A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxiB. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồngC. Nitơ, kali, photpho, và kẽmD. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt

Câu 37. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây

(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác

(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

(4) Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 38. Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

A. Mg2+B. Ca2+C. Fe3+D. Na+

Câu 39. Để xác định vai trò của nguyên tố magie đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong:

A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magieB. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magieC. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magieD. Dung dịch dinh dưỡng có magie

Câu 40. Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?

A. Là thành phần cấu trúc của protein, axit nucleicB. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bàoC. Là thành phần cấu trúc của diệp lụcD. Là thành phần của xitocrom và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục

Câu 41. Đối với cây trồng, nguyên tố nitơ có chức năng

A. Thành phần của prôtêin, axit nuclêicB. Tham gia quá trình quang hợp, thành phần của các xitocromC. Duy trì cân bằng ion, nhân tố phụ tham gia tổng hợp diệp lụcD. Thành phần của các xitocrom, nhân tố phụ gia của enzim

Đọc thêm:  Các Tâm Tư Sâu Sắc Của Mr.Joker – Những Câu Nói Đầy Triết Lí

Câu 42. Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh:

A. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàngB. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vậtC. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục…D. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường

IV. Đề thi minh họa học kì 1 Sinh học 11

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất?

Câu 1 Các nguyên tố khoáng trong đất được cây hấp thụ qua:

A Hệ thống láB.Hệ mạch gố của thânC. Hệ mạch rây của thânD.Hệ thống rễ

Câu 2 Bào quan thực hiện chức năng quang hợp là

A Lưới nội chấtB. Lục lạpC. Khí khổngD Ty thể

Câu 3 Trên lá có các vệt đỏ, da cam, vàng là do thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào?

A NitơB. KaliC. ManganD. Magiê

Câu 4 Điếm khác biệt giữa hấp thu khoáng và hấp thu nước là:

A. Nước hấp thu theo cơ chế chủ động còn khoán theo cơ chế thụ động.B. Nước hấp thu theo cơ chế thụ động còn khoáng hấp thu theo cơ chế chủ động và thị động.C. Nước hấp thu chủ yếu theo cơ chế thụ động còn khoáng hấp thu chủ yếu có tính chọn lọcD. Cả nước và khoáng đều hấp thu theo cơ chế thụ động và chủ động.

Câu 5 Khi nào thì cân bằng nước trong cây?

A. Quá trình hấp thụ nước nhiều hơn quá trình hút nướcB. Quá trình hấp thụ nước ít hơn quá trình hút nướcC. Quá trình hấp thụ nước cân bằng quá trình hút nướcD. Phụ thuộc vào sinh lí của cây

Câu 6 Tại sao gọi nhóm thực vật là C4?

A. Vì nhóm TV này thường sống ở điều kiện nóng ẩm kéo dài.B. Vì nhóm TV này thường sống ở điều kiện khô hạn kéo dài.C.Vì sản phẩm cố định CO2 là một hợp chất có ba cacbonD. Vì sản phẩm cố định CO2 là một hợp chất có bốn cacbon

Câu 7 Bộ phận nào của cây là cơ quan quang hợp?

A. LáB. ThânC. Lục lạpD. Rễ, thân, lá

Câu 8 Hình thái nào của lá phù hợp với chức năng quang hợp là:

A. Lá to, dày, cứngB. Lá có nhiều gânC. To, dày, cứng, có nhiều gânD. Lá có dạng bản, mỏng

Câu 9 Xét các loại tế bào của cơ thể thực vật gồm: tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào ở đỉnh sinh trưởng, tế bào lá già, tế bào tiết. Loại tế bào nào chứa ti thể với số lượng lớn hơn?

A. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiếtB. Tế bào già, tế bào trưởng thànhC. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiếtD. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết

Câu 10 Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là diễn ra lên men ở cơ thể thực vật.

A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.B. Cây bị khô hạnC. Cây bị ngập úng.D. Cây sống nơi ẩm ướt.

Câu 11 Hô hấp ở cây xanh là gì?

A. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượngB. Là quá trình thu nhận O2 và thải CO2 vào môi trường.C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ…) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.D. Là quá trình ôxy hóa các hợp chất hữu cơ thải ra CO2 và nước.

Câu 12 Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?

A. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men.B. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.C. Khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.D. Khi thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí.

Phần II Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (1,5 đ) Nêu vai trò của nitơ đối với thực vật

Câu 2 (1, 5 đ) Trình bày cấu tạo của bào quan thực hiện chức năng quang hợp.

Câu 3 (2 đ) Sự khác nhau giữa lên men rượu và hô hấp hiếu khí.

Câu 4 (2 đ) Hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí so sánh

Thực vật C3

Thực vật CAM

Đại diện

………………………………………………..

…………………………………………………

………………………………………………..

…………………………………………………

Điều kiện sống

………………………………………………..

…………………………………………………

………………………………………………..

…………………………………………………

Các tế bào quang hợp

………………………………………………..

…………………………………………………

………………………………………………..

…………………………………………………

Năng suất sinh học

………………………………………………..

…………………………………………………

………………………………………………..

…………………………………………………

Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Sinh học 11

Tự luận:

Câu 1: Vai trò của nitơ với thực vật

– Là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu 0,5 đ

– Vai trò điều tiết ………… 0.5 đ

– Vai trò cấu trúc………………. 0.5 đ

Câu 2 Bào quan thực hiện chức năng quang hợp

– Lục lạp……… 0,5 đ

– Cấu tạo lục lạp: Màng kép……….., Grana………., stroma……. 1 đ

Câu 3

Tiêu chí so sánh

Lên men rượu (lactic)

Hô hấp hiếu khí

Điểm

Điều kiện

.Thiếu O2.

Đủ O2…..

0,5

Nơi xảy ra

Tế bào chất

Ti thể

0,5

Sản phẩm

Rượu etylic (axit lactic)

CO2, H2O, ATP

0,5

Năng lượng tích luỹ

Ít

Nhiều

0,5

Câu 4

Tiêu chí so sánh

Thực vật C3 (C4)

Thực vật CAM

Điểm

Đại diện

Ngô, rau dền..

Xương rồng

0,5

Điều kiện sống

ôn đới, á nhiệt đới (Nhiệt đới)

sa mạc

0,5

Các tế bào quang hợp

TB mô giậu (TB mô giậu và TB bao bó mạch)

TB mô giậu

0,5

Năng suất sinh học

TB (Cao)

Thấp

0,5

……………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương cuối kì 1 Sinh 11

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button