Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 1 Văn 11

Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 11 chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 11 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Văn 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 11, đề cương thi học kì 1 môn Toán 11.

I. Kiến thức ôn thi học kì 1 Văn 11

*PHẦN ĐỌC HIỂU:

– Các phương thức biểu đạt

– Các thao tác lập luận

– Các thể thơ thường gặp

– Các biện pháp tu từ

– Các phép liên kết

– Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)

– Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.

– Xác địnhđề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản

– Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

– Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN

1. Nghị luận xã hội

Ôn tập lại cách viết đoạn văn nghị luận xã hội:

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

2. Nghị luận văn học:

– Ôn tập những tác phẩm văn xuôi hiện đại

– Phân tích nhân vật

– Phân tích một đoạn văn bản

– Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

a. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên lúc chiều muộn

b. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên khi đêm về

c. Bức tranh phố huyện và diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong cảnh đợi tàu

d. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

– Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

a. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao

b. Phân tích cảnh cho chữ và cho lời khuyên

c. Phân tích nhân vật viên quan quản ngục

– Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

a. Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích

b. Phân tích các chân dung trào phúng

c. Phân tích cảnh đưa đám và cảnh hạ huyệt

– Chí Phèo (Nam Cao)

a. Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo

b. Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

c. Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

II. Ma trận đề kiểm tra kì 1 lớp 11 môn Văn

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Chủ đề 1:

Đọc-hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK, là một đoạn trích thuộc kiểu văn bản nghệ thuật hoặc thông tin với dung lượng khoảng 200 – 300 chữ ).

– Nhận biết được, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ… của văn bản.

– Nhận biết thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản.

– Khái quát được chủ đề hoặc ý chính của văn bản.

– Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản.

– Lí giải nội dung, ý nghĩa chi tiết, sự kiện, thông tin trong văn bản.

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi lên từ văn bản đọc hiểu

Số câu.

số điểm:

tỉ lệ %

2

1.0

10%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

4

3.0

30%

Chủ đề 2:Làm văn :

– Nghị luận về truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945

1 Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

2.Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

3. Chí Phèo (Nam Cao)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một đoạn văn/hình tượng/ vấn đề nội dung/nghệ thuật… của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng.

– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận .

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

– Bài viết trình bày một cách thuyết phục, lập luận chặt chẽ văn viết có cảm xúc.

Bài viết sáng tạo, có những kiến giải riêng sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

20%

2

20%

2

20%

1

10%

1

7

70%

Tổng câu

Số điểm,

Tỉ lệ %

3.0

30%

3.0

30%

3.0

30%

1.0

10%

4

10.0

100%

III. Đề thi minh họa cuối kì 1 Ngữ văn 11

ĐỀ SỐ 1

Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

– Tiếng Việt

– Nhận diện được thể thơ lục bát

– Nêu tác dụng của thể thơ với việc thể hiện tâm trạng nv trữ tình

– Chỉ ra được thành phần gọi đáp trong đoạn thơ

– Văn học

Hiểu được nội dung của đoạn thơ

– Làm văn

Viết được đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân sau khi đọc đoạn trích

Tổng: – Câu

-Điểm

1 0,

5

5%

3

1,5

15%

1

1,0

10%

5 câu

30%= 3 điểm

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

– Tạo lập văn bản (NLVH).

– Viết bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Tổng

1

7. 0

70%= 7 điểm

Tổng

– Số câu

(Tỷ lệ)

– Điểm

1

5%

3

15%

1

10%

1

70%

6

100%

10 điểm

Đề bài

SỞ GD & ĐT ……….

TRƯỜNG THPT ………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 11- Cơ bản

(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ai về thăm mẹ quê taChiều nay có đứa con xa nhớ thầm …Bầm ơi có rét không bầm !Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùnBầm ra ruộng cấy bầm runChân lội dưới bùn tay cấy mạ nonMạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lầnMưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !Bầm ơi sớm sớm chiều chiềuThương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe !Con đi trăm núi ngàn kheChưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầmCon đi đánh giặc mười nămChưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôiYêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền. Con đi, con lớn lên rồiChỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !Nhớ con, bầm nhé đừng buồnGiặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Mẹ già tóc bạc hoa râmChiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …

Đọc thêm:  Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 10 (Có đáp án) Trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử 12

(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)

Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ? (0,5 điểm):

Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm)

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm):

Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình bày trong khoảng 5-7 dòng) (1,0 điểm):

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)

————Hết———-

ĐÁP ÁN

Phần I

Đọc hiểu

Câu Yêu cầu kiến thức Điểm 1 – Đoạn thơ được viết theo thể lục bát (6/8) 0,5

2

– Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê hương.

0,5

3

– Thành phần gọi – đáp: “Bầm ơi”

0,5

4

– Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của người chiến sĩ dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc.

0.5

5

Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau:

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời …

1,0

Phần II:

Làm văn

6

1.Mở bài:

Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

1,0

2.Thân bài

* Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Huấn Cao

– Huấn Cao vốn là kẻ đại nghịch dám khởi nghĩa chống lại triều đình đương thời. Khởi nghĩa thất bại, ông bị coi là giặc bị bắt giam và xử án tử hình.

– Những ngày đầu trong nhà lao, Huấn Cao tỏ ra lãnh đạm, coi thường viên quan coi ngục, nhưng sau khi biết sở thích cao quý của nguc quan, ông đã đồng ý cho chữ.

0,5

* Phân tích cảnh cho chữ

– Cảnh cho chữ : “ Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

+ Hoàn cảnh và địa điểm cho chữ : thường được diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây lại diễn ra giữa nhà tù -nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -> những thứ thù địch với cái đẹp.

1,0

+ Tư thế của những người cho chữ và nhận chữ cũng “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”.”Uy quyền” thuộc về Huấn Cao- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh, quyền sát thì “khúm núm”, “run run”, trong khi kẻ tử tù thì ung dung , đường bệ .Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”.

1,0

– Cho lời khuyên:

+ Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.

+ Ý nghĩa. của lời khuyên: Là lời di huấn của Huấn Cao ( cũng là của nhà văn ) nhắn tới quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương ; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. .

1,0

+ Tác dụng của lời khuyên : Hành động bái lĩnh của ngục quan …và sức mạnh cảm hóa con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội.

0,5

ĐỀ SỐ 2

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Phần I.

Đọc hiểu

– Ngữ liệu: văn bản nhật dụng.

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích.

+ Độ dài khoảng 200 – 250 chữ.

+Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 11.

– Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

– Chỉ ra nội dung của văn bản.

-Trình bày cách hiểu về một chi tiết trong văn bản.

– Liên hệ nhận thức của bản thân. Nêu giải pháp của bản thân về vấn đề đặt ra từ văn bản.

Tổng Số câu 2 2 1 5 Số điểm 2 1 1 5,0 Tỉ lệ 20 20 10 50%

Phần II.

Làm văn

Nghị luận văn học

Nghị luận về một đoạn thơ.

Viết 01 bài văn.

Tổng Số câu 1 1 Số điểm 5 5,0 Tỉ lệ 50 50% Tổng cộng Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 2 2 1 5 10,0 Tỉ lệ 20 20 10 50 100%

ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho”và “nhận” trong cuộc đời này)

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói?Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

Đọc thêm:  Cách kiểm tra tần số quét màn hình trên máy tính, laptop

(Trích ― “Lời khuyên cuộc sống” theo nguồn: radiovietnam. vn. )

Câu hỏi:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? ( 1 điềm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên? ( 1 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’? ( 1 điểm)

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm : “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (1 điểm)

Câu 5: Quan điểm của anh / chị về sự CHO và NHẬN trong cuộc sống. ( Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng) ( 1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm)

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì?Trời có của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

Trích “Chí Phèo” (Nam Cao)

Phân tích đoạn trích trên trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần Câu Yêu cầu kiến thức Điểm

Phần I: Đọc -hiểu

Câu 1 – Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận 1.0 Câu 2 Nôi dung: Cho nhận trong cuộc sống 1.0 Câu 3 Giải thích câu nói : Bởi vì cho đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương, không vụ lợi. 1.0 Câu 4 Hiểu câu nói: Cho đi sẽ nhận lại được tình yêu thương, sự trân trọng của người khác dành cho mình 1.0

Câu 5

Đoạn văn đảm bảo các ý:

– Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống

– Bài học bản thân trong việc cho và nhận

1,0

Phần II: Làm văn

Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Chí phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó nhận xét nghệ thuật vào truyện độc đáo của Nam Cao.

5.0

0,5

0,5

3,0

1,0

Bài làm cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

+ Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam… với phong cách nghệ thuật độc đáo

+ Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trước cách mạng tháng Tám

+ Đoạn trích là phần mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong cách vào truyện của ông.

– Phân tích đoạn trích

+ Nội dung

++ Đối tượng chửi: Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi cái đứa chết mẹ nào đẻ ra Chí Phèo -> Từ không xác định đến xác định, từ không cụ thể đến cụ thể…

++ Kết quả: không ai chửi nhau với hắn

=> Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

++ Bộc lộ sự bất lực, bế tắc, cô đơn của Chí giữa cuộc đời.

++ Thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người, là sự phản kháng, là nỗi đau, bi kịch bị từ chối của con người bị XH cự tuyệt.

– Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ tác giả kết hợp ngôn ngữ nhân vật

+ Trần thuật linh hoạt: lúc thì theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì theo điểm nhìn của nhân vât.

+ Giọng điệu: đa giọng điệu, lúc tách bạch, lúc đan xen giọng miêu tả bình luận của nhà văn, giọng của dân làng Vũ Đại, giọng nhân vật…

+ Tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu văn ngắn dồn dập tạo kịch tính

– Nhận xét :

+ Cách vào truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, tò mò, dồn nén, gây ấn tượng cho người đọc.

+ Tạo câu chuyện kể không theo tuyến tính thông thường từ quá khứ đến hiện tại, mà theo lối kết cấu từ hiện tại – quá khứ – hiện tại -> Cách vào truyện độc đáo của nhà văn

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Hôm qua em đi tỉnh vềĐợi em ở mãi con đê đầu làngKhăn nhung quần lĩnh rộn ràngÁo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!Nào đâu cái yếm lụa sồi?Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?Nào đâu cái áo tứ thân?Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?Nói ra sợ mất lòng emVan em, em hãy giữ nguyên quê mùaNhư hôm em đi lễ chùaCứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.Hoa chanh nở giữa vườn chanhThầy u mình với chúng mình chân quêHôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Đọc thêm:  Đánh giá top 6 nước hoa hồng Some By Mi tốt nhất thị trường hiện nay

(Chân quê – Nguyễn Bính)

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm)

Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)

Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu I (2 điểm)

Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ )

Câu II (5,0 điểm):

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

ĐÁP ÁN

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Phần đọc hiểu

1.

Đọc đoạn văn và trả lời từ câu 1 đến 4:

3,0

– Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

– Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực.

0,5

0,5

2.

– Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (có thể thêm: tự sự, miêu tả).

0,5

3

– Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai.

0,5

4.

– Biện pháp tu từ :

+ Liệt kê ( trang phục của cô gái );

+ Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếm…nái đen? ”;

+ Điệp ngữ : nào đâu.

1,0

Phần làm văn

I

Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2.0

Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính ta đã bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

– Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc đó không phải ngẫu nhiên mà có được.

– Đó là kết quả của sự kết tinh những giá trị văn hóa gốc, căn bản, cốt lõi của dân tộc đã được thử thách qua tháng năm.

– Cho nên, ai cũng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

1,5

– Bàn luận, mở rộng vấn đề:

– Liên hệ một số đối tượng trong xã hội có lối sống đua đòi dẫn đến văn hóa truyền thống bị phá vỡ (dẫn chứng).

– Cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của văn hóa các dân tộc khác để làm giàu có và phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

0,5

II

Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân.

5,0

– Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

1. Giới thiệu chung- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao.

0,25

Cảm nhận :

*Vẻ đẹp tài hoa:

– Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945

– Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm…”

– Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” .

– Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao.

– Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người…

0,25

0,25

0,25

0,25

*Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất :

– Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước.

– Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục…) .

=> Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

0,25

0,25

0,25

* Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng:

– Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ

– Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp.

– Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối.

=> Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm.

0,25

0,25

0,25

* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:

– Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.

– Sử dụng thành công thủ pháp đối lập.

– Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình…

0,75

Kết thúc vấn để:

– Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật .

-Chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Đảm bảo quy tắc chính tả;dùng từ; đặt câu.

0,75

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button