Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi như thế nào cho khéo?

Khi trẻ đã có được năng lực kiểm soát hành động và tư duy tốt hơn, việc giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống là rất quan trọng. Do đó các bố mẹ cần phải dạy trẻ những điều này để bé có thể hòa nhập với xã hội. Hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu ngay bí quyết dạy trẻ như thế nào cho khéo ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Dạy trẻ năng lực đưa ra quyết định

Khi dạy kỹ năng này, bạn không cần bắt trẻ đưa ra quyết định quan trọng gì, chỉ cần khuyến khích trẻ tạo thói quen sẵn sàng bày tỏ lựa chọn của mình. Ví dụ, thay vì bắt buộc trẻ phải lựa chọn, bố mẹ có thể cho trẻ cơ hội bày tỏ ý muốn, sở thích của mình.

Nếu trẻ có thể biểu đạt những mong muốn, ý kiến hay quyết định của mình thì khi đến tuổi đến trường, trẻ cũng sẽ hòa nhập với bạn bè và môi trường học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần phải dạy thêm và giải thích cho trẻ về những tác hại cũng như lợi ích của từng quyết định để bé học thêm được phương pháp so sánh và quyết định tốt hơn ở những lần sau.

Đọc thêm:  Cách làm Pizza Tortilla hình bông hoa siêu cấp đáng yêu, thơm ngon khó cưỡng

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi như thế nào cho khéo?Dạy trẻ năng lực đưa ra quyết định

Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể

Đối với trẻ từ 5 tuổi, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ tự thực hiện một số nhu cầu cá nhân như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, thay quần áo. Bạn nên dành thời gian giải thích cho trẻ tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân. Đồng thời, bạn cũng cho trẻ biết được tính nguy hại của vi khuẩn, bụi bẩn nếu trẻ không biết giữ gìn vệ sinh.

Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh thân thểDạy trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể

Dạy trẻ cách quản lý thời gian

Bố mẹ cần có thời gian biểu riêng cho bé để giảm bớt những áp lực trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Đồng thời qua đó cũng sẽ giúp bé hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và biết quý trọng thời gian trong ngày.

Để hướng dẫn kỹ năng này, bố mẹ nên bắt đầu từ việc tập cho trẻ thói quen đi ngủ lúc mấy giờ, khi nào thì ăn cơm, học tập hoặc vui chơi. Tuy nhiên, bạn phải kiên nhẫn khích lệ trẻ để về lâu dài tạo đồng hồ sinh học, giúp trẻ có thói quen sinh hoạt theo quy luật.

Dạy trẻ cách quản lý thời gianDạy trẻ cách quản lý thời gian

Dạy trẻ cách chuẩn bị bữa ăn

Đối với kỹ năng này, bạn hãy hướng dẫn trẻ có thể tự phục vụ trong bữa ăn nhưng không nhất thiết phải yêu cầu trẻ chuẩn bị hoàn chỉnh, tỉ mỉ như người lớn. Chẳng hạn như trong bữa tối, bạn có thể cho trẻ cơ hội giúp đỡ làm những công việc nhẹ như nhặt rau, xếp bát đũa…

Đọc thêm:  Biên bản họp phụ huynh đầu năm trường Tiểu học (3 Mẫu) Mẫu biên bản họp phụ huynh đầu năm

Trong quá trình ăn, bạn hãy để trẻ tự tay cho thức ăn vào bát của mình. Những việc này không chỉ khiến trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân và còn giúp tăng sự tự tin cho trẻ trong việc thực hiện những điều mới mẻ.

Dạy trẻ cách chuẩn bị bữa ănDạy trẻ cách chuẩn bị bữa ăn

Dạy trẻ tự chuẩn bị vật dụng trước khi ra khỏi nhà

Trong những lần đầu, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào trước khi ra ngoài. Chỉ cần kiên trì nhắc nhở trẻ trong một khoảng thời gian, đến khi quen dần trẻ sẽ biết tự chuẩn bị vật dụng mà không cần bố mẹ phải hướng dẫn.

Dạy trẻ tự chuẩn bị vật dụng trước khi ra khỏi nhàDạy trẻ tự chuẩn bị vật dụng trước khi ra khỏi nhà

Dạy trẻ làm việc nhà

Hiện nay, vì thương con mà nhiều bố mẹ không nỡ để con nhỏ làm việc nhà. Đây là một quan niệm sai lầm vì bạn đang tước đi cơ hội phát triển của trẻ. Những công việc nhẹ nhàng, đơn giản là bước đầu giúp trẻ nuôi dưỡng nhân cách, xây dựng tinh thần trách nhiệm, yêu lao động khi lớn lên.

Những công việc vừa sức bạn có thể dạy trẻ như xếp quần áo, rửa bát, quét nhà hoặc đơn giản là tự dọn dẹp đồ chơi của mình. Bên cạnh đó ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể hướng dẫn con cách giặt vớ, quần áo và cách treo đồ như thế nào để trẻ dần quen và tay chân linh hoạt hơn.

Đọc thêm:  Bộ 40 đề thi vào lớp 10 môn Toán chọn lọc và hay nhất Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán (Có đáp án)

Dạy trẻ làm việc nhàDạy trẻ làm việc nhà

Dạy trẻ biết quản lý tiền bạc

Ngay từ khi trẻ có thể đếm được những con số cơ bản, hãy dạy cho trẻ kỹ năng ứng dụng vào thực tế, điển hình là sử dụng và quản lý tiền bạc của bản thân. Ở độ tuổi này, bạn có thể dạy trẻ tiết kiệm tiền bằng việc nuôi heo đất hoặc quyên góp ủng hộ các chương trình tình nguyện. Những việc trên còn giúp trẻ ý thức tích cực đối với đồng tiền.

Dạy trẻ biết quản lý tiền bạcDạy trẻ biết quản lý tiền bạc

Dạy trẻ năng lực phối hợp

Thông thường, trẻ từ 5 tuổi đã biết cách kết bạn, thậm chí có những người bạn quen thuộc. Vì vậy, trong quá trình vui chơi, khó tránh khỏi việc xung đột, tranh chấp với bạn bè.

Lúc này, người lớn phải biết can thiệp đúng cách. Bố mẹ cần bình tĩnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó giúp trẻ hòa giải với bạn bè. Như vậy, vừa nuôi dưỡng sự tự tin, độc lập, vừa giúp trẻ biết nhường nhịn, hòa đồng với mọi người.

Dạy trẻ năng lực phối hợpDạy trẻ năng lực phối hợp

Bài viết trên đây th-thule-badinh-hanoi.edu.vn đã bật mí cho các bạn bí quyết dạy trẻ kỹ năng sống sao cho khéo nhất, giúp bé phát triển tốt hơn trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bố mẹ có thể giúp con mình phát triển một cách toàn diện nhất.

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button