Đau lưng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị đau lưng hiệu quả

Đau lưng là một vấn đề hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, gây rất nhiều phiền toái đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt. Hãy tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đau lưng như nguyên nhân và cách điều trị thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đau lưng là gì?

Đau lưng là một nhóm bệnh lý thường gặp, có khoảng 65-80% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời.

Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống (cấu trúc phức tạp gồm cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm). Tác động vào một trong những vùng này có thể gây ra cảm giác đau ở vùng lưng.

Trong đa số trường hợp, rất khó để xác định chính xác nguồn gốc và nguyên nhân của đau lưng. Để định hướng được nguyên nhân gây đau, đau lưng thường được phân thành 3 nhóm:

  • Đau lưng mạn tính: đau lưng thời gian dài từ 3 tháng trở lên, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày
  • Đau lưng cấp tính: đột ngột, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (nhỏ hơn 6 tuần).
  • Đau lưng bán cấp: kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng

Riêng đau thắt lưng có chèn ép rễ thần kinh là tình trạng đau lưng kèm theo các triệu chứng của đau kiểu rễ thần kinh.

Đau lưng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị đau lưng hiệu quả

Đau lưng là đau ở vùng lưng

Nguyên nhân gây ra đau lưng

Căng cơ

Căng cơ ở vùng lưng có thể do vùng cơ ở lưng hoạt động nhiều hoặc đột ngột gây ra tình trạng cứng cơ, khiến cơ không hoạt động dẻo dai như bình thường như nâng một vật lên đột ngột.

Nâng một vật sai tư thế khiến cho cơ bị căng cứng, cơ bị co rút gây nên tình trạng đau đớn khiến cho vùng lưng càng hoạt động càng đau.

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là tình trạng các xương cột sống, sụn khớp mòn dần, dịch khớp hạn chế tiết ra gây nên tình trạng khô khớp, các khớp hoạt động không như bình thường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh và mô mềm.

Thoái hoá cột sống cổ: đau cổ, vai và lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì sẽ đau lan xuống cổ tay và cánh tay.

Thoái hoá cột sống thắt lưng: đau vùng lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì đau sẽ lan xuống mông, đùi và cẳng chân 1 hoặc 2 bên xuống mông và mặt sau chân.

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Tư thế sai

Những tư thế sai có thể ảnh hưởng đến các xương cột sống và các vùng mô mềm xung quanh. Các tư thế sai có thể kể đến như:

  • Cúi người về phía trước quá đà: ngồi học sai tư thế, ngồi máy tính quá nhiều,…
  • Đẩy, kéo, nâng vật nặng sai tư thế, khiến cho cơ thể không thể giữ thẳng.
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
  • Lái xe thời gian rất lâu mà không được nghỉ ngơi.
  • Ngủ trên đệm không giữ thẳng được cột sống.
Đọc thêm:  Tự làm trà sữa Royal cookies thơm ngon tại nhà

Đau lưng do sai tư thế

Đau lưng do sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của cột sống không ở trạng thái bình thường mà bị lệch sang các vị trí lân cận gây nên chèn ép vào các rễ và dây thần kinh gây nên tình trạng tê bì và gây đau lưng.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, hay nặng hơn là tình trạng xẹp đốt sống có thể gây ra đau lưng mạn tính dai dẳng, thường gặp ở nữ giới sau mãn kinh.

Đau lưng do bệnh lý toàn thân

Đau lưng có thể gặp trong các bệnh khớp mãn tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mãn tính.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây đau lưng khác tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm cho người bệnh, cần phải được chẩn đoán kịp thời và nhanh chóng như: nhiễm khuẩn, lao, ung thư, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…

Dấu hiệu của bệnh đau lưng

Đau lưng có thể đau với nhiều mức độ khác nhau như: đau âm ỉ, đau liên tục, hoặc đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển.

Đau lưng có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Sốt: có thể sốt nhẹ (trên 37,5 độ C) hoặc sốt cao (trên 38,5 độ C).
  • Xuất hiện tình trạng viêm ở lưng: sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Đau lưng vẫn tiếp tục ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Đau tại chỗ hoặc đau lan ra các vùng xung quanh, đau lan xuống chân.
  • Tiểu khó hoặc tiểu không tự chủ.
  • Đại tiện không tự chủ.
  • Tê bì xung quanh bộ phận sinh dục, mông,…

Các yếu tố làm tăng khả năng đau lưng

Tuổi: nếu đau lưng do nguyên nhân thoái hóa thì khi tuổi tác càng tăng thì nguy có đau lưng càng tăng. Thông thường đau lưng bắt đầu từ năm 30 hoặc từ năm 40 tuổi.

Ít vận động: các cơ ít hoạt động nên không duy trì được sự dẻo dai, khi phải hoạt động nhiều có thể gây nên đau lưng.

Thừa cân: cân nặng quá mức có thể gây nên áp lực lớn lên cột sống.

Các bệnh về khớp: các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,… sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vùng lưng.

Nâng đồ vật không đúng cách: nâng đồ vật sai tư thế làm cơ bị căng, áp lực lên lưng lớn hơn so khi hoạt động đúng tư thế.

Sức khoẻ tinh thần: căng thẳng có thể khiến tình trạng đau lưng tăng nhanh.

Hút thuốc: người hút thuốc có thể bị ho tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp.

Biến chứng nguy hiểm

Đau lưng có thể gây nên những biến chứng liên quan đến thần kinh như:

  • Tê bì, đau nhức vùng lưng, đau kéo dài từ mông lan xuống mặt sau bắp chân.
  • Ảnh hưởng đến cơ tròn, thần kinh ở ruột và bàng quang gây nên đại tiểu tiện không tự chủ.
Đọc thêm:  Tìm hiểu về các loại cà phê hòa tan G7

Đau lưng có thể là chỉ báo cho các bệnh lý nguy hiểm như ung thư (ung thư thận), viêm nhiễm, hoặc gãy xương.

Đau lưng mạn tính trong thời gian dài không được điều trị có thể gây ra những phiền toái trong quá trình sinh hoạt, khiến các hoạt động bình thường trở nên khó khăn hơn.

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu chủ yếu dùng để tìm nguyên nhân toàn thân gây đau lưng bao gồm công thức máu, xét nghiệm định lượng protein phản ứng C (CRP), máu lắng.

Hình ảnh học

Các bác sĩ có thể yêu cầu dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân hoặc phát hiện biến chứng của đau lưng.

X-quang: phát hiện ra những tổn thương liên quan đến gãy xương. Các vấn đề liên quan tủy sống, cơ, dây thần kinh hoặc đĩa đệm không thể phát hiện dựa vào chụp X-quang.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): dùng để đánh giá đĩa đệm, cột sống, phần mềm cạnh sống. Phương pháp này giúp đánh giá phần mềm tốt hơn các phương pháp khác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp đánh giá cơ quan, xương và các mô của cơ thể theo lát cắt nhằm theo dõi chèn ép xương với các bộ phận xung quanh.

Các nghiệm pháp lâm sàng

Khám điểm đau cột sống: ấn các mỏm gai cột sống, tìm các vị trí đau hơn bình thường.

Đánh giá đường cong sinh lý: xem cột sống có bị cong, gù, vẹo hay không.

Đánh giá khả năng vận động cột sống: làm các động tác của cột sống như cúi, ngửa, xoay.

Đánh giá khoảng cách tay đất: xem tay có thể chạm vào ngón chân hay không.

Dấu hiệu giật dây chuông, dấu Lasegue hoặc hệ thống điểm đau Valleix: các điểm đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nếu dương tính có thể chẩn đoán được dây thần kinh tọa đã bị kích thích quá mức.

Một số nghiệm pháp

Một số nghiệm pháp

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trong những trường hợp sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

  • Đau lưng khởi phát sau chấn thương, té ngã, mang vác vật nặng.
  • Đau thắt lưng kèm tình trạng sụt cân không lý giải được, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.
  • Đau thắt lưng nhiều về đêm, cải thiện khi vận động, không giảm khi nghỉ.
  • Đau thắt lưng kèm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, yếu liệt chân đột ngột.
  • Đau lưng kèm triệu chứng sốt cao.

Đau lưng kéo dài hơn 1 tuần nên đi gặp bác sĩ

Đau lưng kéo dài hơn 1 tuần nên đi gặp bác sĩ

Nơi khám chữa đau lưng uy tín

Khi bạn có dấu hiệu cần phải đi khám đau lưng, nên đến các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

Các cách trị đau lưng hiệu quả

Điều trị tại nhà

Biện pháp không dùng thuốc

  • Chườm ấm và xoa bóp vùng cơ bị đau.
  • Hạn chế các tư thế xấu như ngồi làm việc liên tục quá 2 giờ, ngồi nghiêng 1 bên không đều, cúi lưng mang vật nặng, ngồi xổm quá lâu.
  • Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn đau.
Đọc thêm:  Giới thiệu về Bến Tre bằng tiếng Anh Viết về quê hương bằng tiếng Anh

Biện pháp dùng thuốc: áp dụng các thuốc giảm đau cơ bản.

  • Thuốc giảm đau: acetaminophen thường được sử dụng đầu tay trong điều trị đau lưng cấp, khá an toàn và ít tác dụng phụ. Khi đau lưng nhiều, có thể sử dụng phối hợp acetaminophen với codein hoặc tramadol để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Thuốc kháng viêm đường uống hoặc bôi ngoài da: sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, meloxicam, diclofenac, celecoxib,… Không nên lạm dụng NSAIDs quá nhiều, đặc biệt trên người bệnh có nguy cơ tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, suy thận.
  • Thuốc dãn cơ: tác dụng giảm đau vừa phải và giảm triệu chứng ngắn hạn, thuốc thường được sử dụng là eperisone, tolperisone.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: sử dụng các miếng dán để giảm đau qua da.

Điều trị tại các cơ sở y tế

Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn để giảm cơn đau không thể giảm bằng các thuốc giảm đau như NSAIDS.

Vật lý trị liệu: sử dụng các biện pháp tăng tính linh hoạt, tăng cường cơ lưng và cơ bụng, giúp hệ gân cơ vững chắc bảo vệ khớp và đĩa đệm.

Tiêm corticoid: giảm viêm xung quanh rễ thần kinh, nhưng việc giảm đau thường chỉ kéo dài một hoặc hai tháng.

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau lưng lan chân gây teo cơ, đi lại khó khăn nhỏ hơn 100m, yếu chân tiến triển, kém đáp ứng với điều trị nội khoa sau 6-8 tuần, đặc biệt các trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu chèn ép rễ nặng như rối loạn cương dương, tiểu tiện, rối loạn cảm giác. Các phẫu thuật gồm:

  • Làm rộng chỗ chèn ép: cắt bỏ gai xương hoặc mảnh đĩa đệm vỡ lồi vào trong ống tủy hoặc chèn ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp.
  • Hàn khớp khi trượt cột sống: phẫu thuật này gồm nhập hai đốt sống vào nhau để loại trừ cử động đau. Thường với phương tiện dùng là nẹp vít.

Các bài tập vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu

Biện pháp phòng ngừa đau lưng

Tập luyện (đi bộ, bơi, đạp xe): Các hoạt động tập luyện đều đặn có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, giúp cơ hoạt động tốt hơn.Tăng sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ: Thường xuyên tập một số bài tập đơn giản có thể giúp nâng đỡ và giữ thẳng lưng.Giữ tư thế đúng cách trong các hoạt động hằng ngày

  • Đứng đúng cách: giữ xương chậu ở tư thế trung gian.
  • Ngồi đúng cách: dùng ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng, giữ gối và hông ngang bằng.
  • Nâng đúng cách: giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối, không nên vừa nâng vừa vặn người.
  • Ngủ đúng cách: nằm trên đệm cứng sử dụng gối.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về đau lưng. Nếu bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Mayoclinic, Medicalnewstoday.

Đau lưng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị đau lưng hiệu quả Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Thế Hiển Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button