Công thức tính công của lực điện Công thức Vật lí 11

Công của lực điện là gì? Công của lực điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính công của điện lực ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều các bạn học sinh lớp 11 quan tâm.

Chính vì vậy trong bài viết hôm nay th-thule-badinh-hanoi.edu.vn muốn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về công của lực điện như: khái niệm, công thức tính và một số bài tập có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm được toàn bộ kiến thức, nhanh chóng giải được các bài tập Vật lí 11.

1. Công của lực điện là gì?

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.

2. Công thức tính công của lực điện

Công của lực điện trường:

AMN = Fd = qE.s cos α = qEd

Trong đó:

E là cường độ điện trường, có đơn vị là V/m.

q là điện tích ở trong điện trường E, đơn vị là C.

d là độ dài hình chiếu của MN trên phương vectơ , với chiều dương là chiều

Chú ý: d > 0 khi hình chiếu cùng chiều đường sức

Đọc thêm:  Hóa 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ Giải bài tập Hóa 11 trang 67, 68, 69, 70, 71

d < 0 khi hình chiếu ngược chiều đường sức

d = 0 khi hình chiếu vuông góc chiều đường sức

3. Bài tập tính công của lực điện

Câu 1: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là:

A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd trong đó d là độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức, tính theo chiều đường sức điện.

Câu 2: Chọn phương án đúng. Một điện tích q chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0B. A > 0 nếu q < 0C. A ≠ 0 nếu điện trường không đổiD. A = 0

Hướng dẫn:

Chọn D.

Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào hình chiếu điểm đầu và điểm cuối lên một đường sức điện. Do đó với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau ⇒ A = 0.

Đọc thêm:  Bộ Sưu Tập hình mèo con dễ thương Cực Chất Full 4K – 999+ hình mèo con đáng yêu

Câu 3: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ M đến N trong điện trường

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển độngD. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi.

Hướng dẫn:

Chọn B.

Ta có A = qEd ⇒ A tỉ lệ thuận với độ lớn điện tích q.

Chú ý: d là khoảng cách giữa hai điểm M,N; nó chỉ là chiều dài đường đi MN khi điện tích di chuyển dọc theo đường sức.

Câu 4: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2000 J. B. – 2000 J.C. 2 mJ. D. – 2 mJ.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Áp dụng công thức tính công ta có: A = qEd = -2.10-6.1000.(-1) = 2.10-3J

Câu 5: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.B. hình dạng của đường đi.C. độ lớn của điện tích q .D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi

Hướng dẫn:

Chọn B.

A = qEd ⇒ A không phụ thuộc hình dạng đường đi của điện tích điểm.

Câu 6: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, có chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường là

Đọc thêm:  [Review] Trường THCS Cầu Giấy – Hà Nội

A. A = 2qEs B. A = 0C. A = qEsD. A = qE/s

Hướng dẫn:

Chọn A.

Ta có A = qEd. Quỹ đạo chuyển động là đường cong kín ⇒ d = 0 ⇒ A = 0

Câu 7: Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần.C. không đổi. D. giảm 2 lần

Hướng dẫn:

Chọn B.

Ta có A = qEd.

Mà điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức nên khi quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì d tăng 2 lần ⇒ A tăng 2 lần.

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button