Công nghệ Turbo Boost Intel là gì? Chức năng và cách thức hoạt động

Turbo Boost là công nghệ thường được trang bị trên các laptop sử dụng CPU Intel. Cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu công nghệ Turbo Boost là gì nguyên lý hoạt động của nó qua bài viết này nhé!

Công nghệ Turbo Boost là gì?

Turbo Boost là công nghệ tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp sao cho phù hợp với các tác vụ đang thực hiện và thường được Intel trang bị cho các bộ vi xử lý của hãng. Theo thông số hãng đưa ra sẽ tăng hơn 20% sức mạnh, giúp tiết kiệm điện và tản nhiệt hiệu quả hơn.

Đối với các tác vụ nặng như: chơi game đồ họa 3D, lập trình,… thì Turbo Boost sẽ tăng hiệu năng xử lý. Còn đối với các tác vụ nhẹ như: lướt web, xem phim, ứng dụng văn phòng,… thì công nghệ sẽ giúp máy chuyển sang trạng thái hoạt động thấp để tiết kiệm điện năng.

Turbo Boost là công nghệ tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp

Turbo Boost là công nghệ tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp

Nguyên lý hoạt động của Turbo Boost

Công nghệ Turbo Boost tự động điều chỉnh xung nhịp từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý. Công nghệ này sẽ làm tăng thêm 20% hiệu suất cho bộ xử lý, và chỉ tăng hiệu suất sử dụng khi cần giúp cho laptop ít tốn pin hơn.

Đọc thêm:  Cây dương liễu: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Hiện nay tốc độ Turbo Boost tối đa có thể lên đến 5.1 GHz, 5.0 GHz,… trên những bộ xử lý core i7, core i9 thế hệ thứ 10 mới nhất.

Nguyên lý hoạt động của Turbo Boost

Nguyên lý hoạt động của Turbo Boost

Những yếu tố ảnh hưởng đến Turbo Boost

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của bộ xử lý tích hợp công nghệ Turbo Boost:

  • Các tác vụ và loại khối lượng công việc.
  • Số lượng lõi hoạt động trên CPU.
  • Mức tiêu thụ dòng điện ước tính từ bộ nguồn.
  • Nhiệt độ của bộ xử lý cùng bộ tản nhiệt.

Những yếu tố ảnh hưởng đến Turbo Boost

Những yếu tố ảnh hưởng đến Turbo Boost

So sánh công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0 Intel

Turbo Boost 2.0 có mặt trên hầu hết các phiên bản CPU Intel từ thế hệ 2 trở đi. Khả năng của công nghệ này là làm tăng tốc bộ xử lý và hiệu năng đồ họa. Turbo Boost 2.0 có nhiều thuật toán hoạt động song song với nhau để xử lý tối ưu hơn nhằm nâng cao tối đa tần số và hiệu quả sử dụng điện.

Turbo Boost 3.0 hiện đã có mặt trên các bộ vi xử lý core i5, i7, i9 thế hệ 10. Nó có tác dụng lớn nhất là giúp tăng tốc độ của lõi CPU nhanh nhất riêng lẻ, đồng thời điều hướng các khối lượng công việc quan trọng đến các lõi được tăng cường đó. Hiệu suất luồng đơn có thể được tăng cường tối đa 15%.

Đọc thêm:  Bắt trend cùng món mì trà mãng cầu độc lạ từ Simply Food

Như vậy, có thể thấy rằng công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0 Intel có sự khác biệt về sự nâng cấp hiệu năng và trang bị nhiều trên các dòng CPU mới.

Turbo Boost 3.0 hiện đã có mặt trên các bộ vi xử lý Core i5, i7, i9

Turbo Boost 3.0 hiện đã có mặt trên các bộ vi xử lý Core i5, i7, i9

Cách cài đặt Turbo Boost

Turbo Boost là công nghệ tích hợp sẵn trên CPU nên bạn không cần phải cài đặt gì cả. Tuy nhiên bạn có thể quản lý nó bằng phần mềm Intel Turbo Boost Technology Monitor là một tiện ích được Intel cung cấp theo dõi tình trạng hoạt động của tính năng Turbo Boost cho các CPU có hỗ trợ Turbo Boost.

Bạn có thể quản lí Turbo Boost bằng phần mềm Intel Turbo Boost Technology Monitor

Bạn có thể quản lí Turbo Boost bằng phần mềm Intel Turbo Boost Technology Monitor

Dòng máy tính nào được trang bị Turbo Boost?

Tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ có dòng CPU Intel Core i5 và Core i7 mới được trang bị Turbo Boost, trong khi đó Intel Core i3 thì được thừa kế công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading).

Hyper-Threading (siêu phân luồng) là công nghệ cung cấp 2 luồng (thread) trên mỗi nhân giúp nhân đôi số tác vụ mà một bộ vi xử lý (CPU) có thể thực thi. Công nghệ này tạo điều kiện cho dữ liệu di chuyển thông suốt hơn.

Intel Core i3 thì được thừa kế công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading)

Intel Core i3 thì được thừa kế công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading)

Một số thắc mắc về Turbo Boost

Tần số Turbo tối đa là gì?

Khi thông tin các tác vụ truyền tải qua phần cứng được đánh dấu khối lượng công việc nặng, và tiến hành kích hoạt xung nhịp đến mức tối đa, thì lúc này tần số Turbo sẽ đạt tối đa.

Đọc thêm:  Nên mua iPad, tablet nào để làm việc? Các tiêu chí chọn mua máy tính bảng cho dân văn phòng

Tần số Turbo sẽ đạt tối đa khi truyền tải các công việc nặng

Tần số Turbo sẽ đạt tối đa khi truyền tải các công việc nặng

Hiệu năng Turbo Boost mang lại là bao nhiêu?

Do hiệu năng của Turbo Boost phụ thuộc nhiều vào cấu hình hệ thống, build máy theo phần ứng và phần mềm tương thích của từng cá nhân nên rất khó xác định chính xác hiệu năng mà Turbo Boost mang lại là bao nhiêu.

Rất khó xác định chính xác hiệu năng mà Turbo Boost mang lại

Rất khó xác định chính xác hiệu năng mà Turbo Boost mang lại

Xem hiệu suất tối ưu bằng Turbo Boost ở đâu?

Người dùng có thể xem thông tin và hiệu suất tối ưu của công nghệ Turbo Boost bằng phần mềm quản lý Intel Turbo Boost Technology Monitor.

Phần mềm quản lý Intel Turbo Boost Technology Monitor

Phần mềm quản lý Intel Turbo Boost Technology Monitor

Như vậy, bạn đã biết được công nghệ Turbo Boost là gì cùng nguyên lý hoạt động và chức năng của Turbo Boost. Mong rằng bài viết đưa ra những thông tin hữu ích cho bạn!

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button