Chuyên gia tâm lý giải đáp: Có nên cho con bú đến 9 tuổi?

Từ trước đến nay luôn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cũng chính vì vậy mà khiến hiện nay nhiều bà mẹ dần “thần thánh hóa” sữa mẹ và cho con bú càng lâu càng tốt, thậm chí đến khi trẻ đã 8-9 tuổi thay vì chỉ cho con bú đến 2 hoặc 3 tuổi.

Vậy điều này là tốt hay xấu? Hãy cùng th-thule-badinh-hanoi.edu.vn tìm hiểu thông qua lời giải đáp của các chuyên gia tâm lý trong bài viết bên dưới nhé!

Có nên cho con bú đến 9 tuổi

Tiến sĩ Vũ Thu Hương giải đáp

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đồng thời là một chuyên gia giáo dục cho biết trẻ nhỏ cần phải học hỏi và trau dồi rất nhiều để trưởng thành. Khi trẻ đã trên 2 tuổi thì nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ không còn quá cần thiết vì lúc này trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng trong các thực phẩm khác để phát triển.

Chuyên gia tâm lý giải đáp: Có nên cho con bú đến 9 tuổi?Để trẻ trưởng thành thì cần dứt sữa mẹ sau 2 tuổi

Nếu đã qua 2, 3 tuổi nhưng vẫn bú sữa mẹ thì sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc và hấp thụ lượng dinh dưỡng ít hơn mức cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất. Về mặt tinh thần thì ti mẹ sau 2 tuổi sẽ khiến con phụ thuộc vào mẹ hơn, ảnh hưởng đến tính tự lập, khiến trẻ nảy sinh tính dựa dẫm và gây khó khăn cho phụ huynh trong quá trình giáo dục.

Khiến trẻ nảy sinh tính dựa dẫmKhiến trẻ nảy sinh tính dựa dẫm

Hơn thế nữa, việc trẻ liên tục tiếp xúc với phần cơ thể nhạy cảm của mẹ sẽ khiến con không nhận diện được các vùng cấm trên cơ thể, từ đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là trẻ dễ cho người khác đụng chạm vào cơ thể, dễ bị dâm ô, xâm hại hơn. Cũng như điều này sẽ khiến các con có thể phát triển không phù hợp với giới tính. Vì những hậu quả nghiêm trọng trên mà trẻ nên cai sữa mẹ trước 2 tuổi.

Đọc thêm:  [Review] Trường THCS chuyên Phạm Huy Quang – Thái Bình

Có nên kéo dài việc cho bú sữa mẹ?Có nên kéo dài việc cho bú sữa mẹ?

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh giải đáp

Nhiều người cổ súy rằng nên kéo dài việc nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, thậm chí khi con đã lên 6, 7 tuổi như một cách để duy trì mối quan hệ mẹ con.

Thế nhưng con người là một sinh vật xã hội và tình mẫu tử chỉ là một trong những yếu tố cần thiết trong giai đoạn mà đứa trẻ chưa hoàn thiện về mặt phát triển các mối quan hệ bên ngoài, từ cơ thể đến tư duy, từ nhu cầu thể chất đến tinh thần. Khi trẻ dần lớn lên thì sẽ cần rời khỏi vòng tay mẹ và khám phá thế giới.

Trẻ cần rời khỏi vòng tay mẹ để trưởng thành hơnTrẻ cần rời khỏi vòng tay mẹ để trưởng thành hơn

Tuổi lên 3 chính là độ tuổi trẻ bắt đầu nhận thức nhiều hơn về bản thân cũng như thế giới xung quanh, chúng luôn tò mò về mọi thứ vì vậy mà việc cứ tiếp tục cho trẻ “bám mẹ” để bú sữa sẽ gây hại cho khả năng tự chủ của trẻ.

Trong giai đoạn này thì chính việc cho đứa trẻ rời khỏi sự bảo hộ của người mẹ bằng những hoạt động tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, mới là cách thể hiện lòng yêu thương. Có rất nhiều cách để thể hiện sự yêu thương, quan tâm con trẻ như trò truyện, vui chơi, ôm ấp chứ không nhất thiết là phải cho con bú.

Có nhiều cách để thể hiện tình thương với conCó nhiều cách để thể hiện tình thương với con

Chuyên gia cho rằng: “Việc cho con trên 3 tuổi bú mẹ cũng không phải là một hành vi đáng lên án mà ngược lại, đó là một hành vi đáng… thương! Bởi vì tuy nó đem lại cảm xúc cho mẹ và con, nhưng nó lại tạo nên một sự lệ thuộc, con sẽ khó có sự trưởng thành, tự lập về mặt nhận thức, hễ có chuyện gì là chạy về tìm đến “vòng tay mẹ” mà không dám đương đầu hay chấp nhận. Người mẹ cũng trở nên phụ thuộc vào con, không dám từ chối những yêu cầu, hay có khi còn chấp nhận cả những mệnh lệnh vô lý của đứa trẻ.”

Đọc thêm:  Phong cách thơ Tố Hữu Phong cách thơ của Tố Hữu

Ảnh hưởng lệch lạc đến tâm lýẢnh hưởng lệch lạc đến tâm lý

Nếu việc thiếu sự gắn bó giữa mẹ con sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì việc cho con bú khi con đã trên 3 tuổi cũng là một điều đem lại những ảnh hưởng lệch lạc trong tiến trình trưởng thành của con. Việc yêu thương con trẻ là cần thiết nhưng người mẹ và phụ huynh nói chung cần biết thể hiện nó đúng cách, đúng thời điểm.

Lợi ích của việc cho con bú trong những năm đầu đời

Nói về vấn đề trên, chuyên gia tư vấn tâm lý Lê Khanh – Phòng Tư Vấn Tâm lý – Gia Đình và Trẻ em nhận định như sau: “Khoa học đã chứng minh, hoạt động cho con bú ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con, còn là thời điểm hay cách thức để có thể thiết lập được mối quan hệ gắn bó mẹ – con một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu của John Bowlby (1907-1990) là nhà phân tâm học người Anh, đưa ra thuyết gắn bó giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc hay còn gọi là thuyết về mối quan hệ mẹ – con sớm cho thấy, nếu được quan tâm chăm sóc, ôm ấp vuốt ve cho bú trong những năm đầu của cuộc sống, thì trẻ sẽ được phát triển hài hòa về nhiều mặt.”

Tại sao những năm đầu trẻ nên được cho bú?Tại sao những năm đầu trẻ nên được cho bú?

Chuyên gia Lê Khanh lý giải nguyên nhân việc cho con bú giúp tạo mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con đó là vì sự âu yếm, những cử chỉ nhẹ nhàng, lời yêu thương của mẹ dành cho con khi con bú. Nếu mẹ không cho con bú mà chỉ cho uống sữa bột qua bình nhưng vẫn có sự ôm ấp vuốt ve thì đứa trẻ vẫn phát triển bình thường.

Đọc thêm:  Đoạn văn tiếng Anh về cuộc sống ở thành phố (20 mẫu) Viết đoạn văn về lợi ích sống ở thành phố bằng tiếng Anh

Chính những cử chỉ thân mật kèm theo cả những lời lẽ âu yếm khi cho con bú mới là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập được mối quan hệ gắn bó mẹ con, chứ không phải 100% là do con được bú sữa mẹ trực tiếp hay do nguồn sữa mẹ.

Yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó của mẹ conYếu tố giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó của mẹ con

Ông cũng chia sẻ thêm: “Tuy nhiên, việc cho con bú trực tiếp được đánh giá cao hơn việc cho bú bình, cho dù có sự âu yếm, vuốt ve đi kèm. Bởi vì khi đứa trẻ được người mẹ âu yếm, ôm trong lòng khi cho bú, người mẹ không chỉ nuôi dưỡng nhu cầu về thể chất, mà còn đáp ứng cả những nhu cầu về cảm xúc và cả sự ham muốn chiếm hữu về mặt vô thức trong tâm lý của đứa trẻ.”

Những cử chỉ ôm ấp, vuốt ve và xúc cảm đến từ các giác quan mang đến cho trẻ cảm giác an toàn cũng như thỏa mãn bởi cảm nhận được sự yêu thương từ người mẹ. Những cảm xúc đa dạng này giúp tạo nên sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa mẹ và con mà không mối quan hệ nào có thể thay thế được, cũng không có sự gắn bó nào mạnh mẽ hơn.

Trên đây là những giải đáp của chuyên gia tâm lý về việc có nên cho con bú đến 9 tuổi hay không. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Tham khảo: Tiến sĩ – chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý Lê Khanh.

th-thule-badinh-hanoi.edu.vn

5/5 - (8623 bình chọn)
Cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ !!!!. Hãy cho chúng tớ 1 like để tiếp tục phát triển nhều kiến thức mới nhất cho bạn đọc nhé !!!

Huyền Trân

Dương Huyền Trân có trình độ chuyên môn cao về giáo dục và hiện tại đang đảm nhận vị trí chuyên viên quản trị nội dung tại website: https://th-thule-badinh-hanoi.edu.vn/ . Để hoàn thành thật tốt công việc mà mình đang đảm nhận thì tôi phải nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động phát triển các dịch vụ, sản phẩm của từng ngành khác nhau.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button